Nhịp xoang nhanh khi mang thai: Cần chẩn đoán và điều trị sớm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Nguyễn Văn Thành - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Nhịp xoang nhanh là một hiện tượng rối loạn nhịp tim có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó có phụ nữ đang mang thai. Trong một số trường hợp, nhịp xoang nhanh khi mang thai có thể có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bào thai, vì vậy phụ nữ mang thai cần được chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng này.

1. Nhịp xoang nhanh khi mang thai là bao nhiêu?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để có thể thích ứng với sự phát triển của bào thai trong suốt thai kỳ. Đối với hệ tuần hoàn thì người phụ nữ cũng có những thay đổi đáng kể, trong đó có sự rối loạn nhịp tim điển hình là nhịp tim đập nhanh hơn so với bình thường gọi là nhịp xoang nhanh.

Ở trạng thái bình thường và không có bất cứ một bệnh lý nào diễn ra thì nhịp xoang nằm trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Với nhịp xoang nhanh khi mang thai thì nhịp tim đo được thường có nhanh hơn bình thường khoảng 10 nhịp/phút (ở mức 70-110 nhịp/phút). Ngoài ra, một số triệu chứng có thể đi kèm với nhịp xoang nhanh đó là khó thở khi mang thai, hồi hộp, đánh trống ngực, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi... Do vậy khi có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ thì sản phụ cần đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sớm nhất.

2. Nhịp xoang nhanh khi mang thai có ảnh hưởng gì không?


Nhịp xoang nhanh khi mang thai nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể sẽ gây nên tình trạng thiếu máu cung cấp đến những cơ quan trong cơ thể và cung cấp cho thai nhi
Nhịp xoang nhanh khi mang thai nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể sẽ gây nên tình trạng thiếu máu cung cấp đến những cơ quan trong cơ thể và cung cấp cho thai nhi

Một số phụ nữ khi mang thai thì cơ thể sẽ tăng cường một số hoạt động nhằm cung cấp một lượng máu lớn để duy trì sự ổn định của cơ thể cũng như cung cấp năng lượng để nuôi dưỡng bào thai, vì vậy có thể xuất hiện nhịp xoang nhanh trong những tình trạng này là một điều không tránh khỏi. Lúc này, sản phụ không cần điều trị mà cơ thể sẽ tự động hồi phục sau một khoảng thời gian tim đập nhanh.

Ngược lại, nếu trường hợp sản phụ xuất hiện nhịp xoang nhanh cùng với các triệu chứng tuần hoàn khác như khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực... hoặc sản phụ có tiền sử mắc phải những bệnh lý tim mạch hoặc rối loạn nhịp tim trước đây thì cần được thăm khám và chẩn đoán nhịp xoang nhanh tại các cơ sở y tế, từ đó sẽ có biện pháp điều trị kịp thời.

Nhịp xoang nhanh khi mang thai nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể sẽ gây nên tình trạng thiếu máu cung cấp đến những cơ quan trong cơ thể và cung cấp cho thai nhi, nặng hơn có thể dẫn đến những cơn đau tim, đột quỵ và ngừng tim, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và bào thai.

Vì vậy, khi chẩn đoán một bệnh nhân có nhịp xoang nhanh khi mang thai thì cần áp dụng những cách sau đây:

  • Điều trị thuốc chống rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ
  • Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức để hạn chế việc xuất hiện những cơn nhịp xoang nhanh
  • Ho mạnh để luồng khí từ phế nang gây ra một áp lực lên lồng ngực, khiến nhịp tim chậm lại
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng lành mạnh bằng cách bổ sung thêm những thực phẩm có chứa nhiều vitamin như chuối, táo..., hạn chế sử dụng những thức ăn đồ uống có thành phần là những chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu bia, thuốc lá...
  • Dùng nước lạnh lên vùng mặt, cổ hoặc có thể tắm bằng nước lạnh để làm giảm nhịp tim.
  • Thực hiện nghiệm pháp Valsalva, nghĩa là bệnh nhân cần ngậm chặt miệng lại, dùng tay bịt mũi và tai, hít sâu và ép hơi thở ra ngoài thật mạnh để gây kích thích lên dây thần kinh phế vị nhằm điều hòa nhịp tim trở lại trạng thái ban đầu.
  • Bệnh nhân cũng có thể tập hít sâu, thở ra thật chậm để giảm nhịp tim, đồng thời cũng giảm lo lắng và đánh trống ngực. Phương pháp này cần được duy trì mỗi ngày để bệnh nhân có thể tự điều chỉnh hơi thở của mình được, từ đó sẽ điều hoà được nhịp tim ổn định.
  • Tuy không được tập thể dục thể thao quá nặng nhưng bệnh nhân cũng cần có một chế độ luyện tập vừa sức và thường xuyên. Nếu luyện tập sức khỏe đều đặn và cường độ hợp lý thì cơ tim sẽ được khỏe mạnh, sức khỏe cũng được cải thiện và thậm chí có thể phòng ngừa được một số bệnh lý khác.
  • Tuyệt đối không được dùng những thuốc hay thực phẩm nào mà không có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị vì có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi, nhất là trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và có một chế độ làm việc, học tập nghỉ ngơi hợp lý, cần phải ngủ đủ giấc để cơ thể luôn có năng lượng, tránh việc tim làm việc quá sức dẫn đến nhịp xoang nhanh.

Luôn giữ sức khỏe tốt và một tâm trạng lạc quan trong suốt thai kỳ
Luôn giữ sức khỏe tốt và một tâm trạng lạc quan trong suốt thai kỳ

Không chỉ những người già hay trẻ nhỏ mới có tình trạng nhịp xoang nhanh mà phụ nữ trong thai kỳ cũng có thể gặp phải tình trạng này được gọi là nhịp xoang nhanh khi mang thai. Có thể là nhịp xoang nhanh sinh lý hoặc bệnh lý nhưng bệnh nhân không nên chủ quan mà cần phải quan sát thật kỹ các triệu chứng báo hiệu. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai, nếu nhịp tim đập nhanh kèm biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi - cần đến cơ sở y tế ngay, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe