Nhiễm trùng nào dẫn đến viêm cơ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm cơ là tình trạng viêm xảy ra tại vùng cơ bắp. Yếu, sưng và đau là những triệu chứng viêm cơ phổ biến nhất. Nguyên nhân gây viêm cơ bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, bệnh tự miễn và tác dụng phụ của thuốc. Điều trị viêm cơ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

1. Viêm cơ là gì?

Viêm cơ là tình trạng viêm tại các tổ chức cơ bắp gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, chấn thương, tình trạng tự miễn và tác dụng phụ của thuốc. Triệu chứng đặc trưng của viêm cơ là yếu, sưng và đau cơ. Các phương pháp điều trị viêm cơ là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

2. Các loại nhiễm trùng gây viêm cơ

2.1 Bệnh tự miễn

Tình trạng viêm toàn thân có thể gây viêm cơ, trong đó có bệnh tự miễn - hệ miễn dịch tấn công vào các mô cơ quan của chính nó. Một số bệnh có khả năng gây viêm cơ nghiêm trọng bao gồm:

Một số bệnh tự miễn khác có xu hướng gây ra các dạng viêm cơ nhẹ hơn, bao gồm:

Bệnh tự miễn thường là nguyên nhân gây viêm cơ nghiêm trọng nhất, cần điều trị lâu dài.


Viêm da cơ địa có thể gây ra tình trạng viêm cơ
Viêm da cơ địa có thể gây ra tình trạng viêm cơ

2.2 Nhiễm trùng

Nhiễm vi - rút là tình trạng nhiễm trùng phổ biến nhất gây ra viêm cơ. Ngoài ra, vi khuẩn, nấm hoặc các sinh vật khác cũng có khả năng gây ra viêm cơ. Vi - rút hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào mô cơ hoặc giải phóng các chất gây tổn thương sợi cơ. Một số bệnh do vi - rút gây ra như cúm, cảm lạnh thông thường, HIV là một vài trong số các bệnh có khả năng gây viêm cơ.

2.3 Thuốc

Thuốc chữa bệnh và một số loại chất khác có thể là nguyên nhân gây ra tổn thương cơ tạm thời. Thuốc gây viêm cơ hoặc bệnh về cơ bao gồm:

  • Statin
  • Colchicine
  • Plaquenil (hydroxychloroquine)
  • Alpha-interferon
  • Cocaine
  • Rượu

Bệnh về cơ có thể xảy ra ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc, hoặc có thể xảy ra sau khi dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đôi khi nó được gây ra bởi sự tương tác giữa hai loại thuốc khác nhau. Viêm cơ nghiêm trọng do thuốc là rất hiếm.

2.4 Chấn thương

Tập thể dục cường độ cao có thể dẫn đến đau, sưng và yếu cơ trong nhiều giờ hoặc vài ngày sau khi tập luyện. Các triệu chứng trên là dấu hiệu của viêm cơ. Các triệu chứng viêm cơ sau khi tập thể dục hoặc chấn thương sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.

2.5 Tiêu cơ vân

Tiêu cơ vân xảy ra khi cơ bắp bị tổn thương trong thời gian ngắn. Đau cơ, yếu và sưng là triệu chứng của tiêu cơ vân. Nước tiểu cũng có thể chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đỏ.

3. Triệu chứng viêm cơ

Triệu chứng chính của viêm cơ là yếu cơ có thể nhận thấy qua thăm khám lâm sàng hoặc các xét nghiệm. Đau cơ có thể có hoặc không. Viêm da cơ, viêm đa cơ và một số tình trạng viêm khác có xu hướng gây yếu cơ dần dần và tiến triển nặng sau vài tuần hoặc vài tháng. Các vị trị yếu cơ thường gặp là cổ, vai, hông và lưng. Yếu cơ có thể gây té ngã và khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế hoặc sau khi ngã. Các triệu chứng khác có thể gặp trong viêm cơ bao gồm:

  • Phát ban
  • Mệt mỏi
  • Da vùng tay dày lên
  • Khó nuốt
  • Khó thở

Những người bị viêm cơ do vi - rút thường có các triệu chứng nhiễm vi - rút như sổ mũi, sốt, ho và đau họng, hoặc buồn nôn và tiêu chảy. Đa số các triệu chứng nhiễm vi - rút có thể biến mất vài ngày hoặc vài tuần trước khi các triệu chứng viêm cơ bắt đầu.

Một số ít người có triệu chứng đau trong bệnh viêm cơ. Hầu hết các cơn đau cơ không phải do tình trạng viêm mà do chấn thương, căng thẳng, hoặc các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm. Những cơn đau cơ thông thường này được gọi là chứng đau cơ.

4. Chẩn đoán viêm cơ

Bác sĩ nghi ngờ viêm cơ dựa trên triệu chứng yếu cơ hoặc các dấu hiệu khác liên quan đến viêm cơ. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm cơ bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Nồng độ enzyme cơ cao, chẳng hạn như creatine kinase cao, là dấu hiệu chỉ điểm của viêm cơ. Các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu kiểm tra các kháng thể bất thường giúp xác định tình trạng tự miễn dịch.
  • Quét MRI: Một máy quét sử dụng nam châm công suất cao và máy tính tạo ra hình ảnh của các cơ. Quét MRI có thể giúp xác định các khu vực của viêm cơ và thay đổi trong cơ theo thời gian.
  • EMG: Bằng cách chèn các điện cực kim vào cơ bắp, bác sĩ có thể kiểm tra phản ứng của cơ với tín hiệu thần kinh điện. EMG có thể xác định các cơ bị yếu hoặc bị tổn thương do viêm cơ.
  • Sinh thiết cơ: Đây là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán viêm cơ. Bác sĩ xác định yếu cơ bằng cách rạch một đường nhỏ và lấy một mẫu mô cơ nhỏ để xét nghiệm. Sinh thiết cơ là xét nghiệm chẩn đoán cuối cùng ở hầu hết những người bị viêm cơ.

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cơ
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cơ

5. Điều trị viêm cơ

Điều trị viêm cơ thay đổi tùy theo nguyên nhân. Tình trạng viêm gây viêm cơ có thể cần điều trị bằng thuốc ức chế hệ miễn dịch, bao gồm:

  • Prednisone
  • Azathioprine (Imuran)
  • Methotrexate

Viêm cơ do nhiễm trùng thường là do vi - rút, và không có phương pháp điều trị cụ thể. Viêm cơ do vi khuẩn là không phổ biến và thường cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn đe dọa đến tính mạng.

Mặc dù tiêu cơ vân hiếm khi xảy ra do viêm cơ, nhưng một khi xảy ra có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Những người bị tiêu cơ vân phải nhập viện để được truyền dịch tĩnh mạch liên tục với số lượng lớn.

Viêm cơ liên quan đến một loại thuốc được điều trị bằng cách ngừng thuốc. Trong trường hợp viêm cơ do thuốc statin, tình trạng viêm thường giảm trong vòng vài tuần sau khi ngừng thuốc.

Nguyên nhân gây viêm cơ bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, bệnh tự miễn và tác dụng phụ của thuốc. Điều trị viêm cơ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh vì vậy tất nhiên cần phải khám ngay để tìm nguyên nhân chính gây viêm cơ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe