Nhận biết và phòng ngừa thiếu hụt vi chất ở trẻ

Bài được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thiếu vi chất dinh dưỡng thường diễn ra thầm lặng, khó nhận biết. Nếu không được phát hiện sớm, có thể làm bé chậm phát triển thể chất - tâm thần và suy yếu các chức năng vận động, miễn dịch, tiêu hóa, bệnh lý tim mạch, thậm chí đột quỵ. Theo ước tính, có khoảng 1/4 trẻ em Việt Nam đang thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

1. Vi chất dinh dưỡng là gì?

Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể chúng ta chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Các vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô, tham gia nhiều chức năng quan trọng như điều hòa chuyển hóa năng lượng; tăng cường miễn dịch; chống oxy hóa; hỗ trợ chức năng hô hấp, tim mạch, tuần hoàn máu,... Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: Nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K và các chất khoáng sắt, kẽm, iode, đồng, mangan, magie,...

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sức khoẻ

Vi chất Tác dụng Biểu hiện của thiếu hụt
Sắt Tạo máu Thiếu máu, giảm nhận thức - trí tuệ, giảm khả năng đề kháng, chậm phát triển thể chất
Kẽm Thành phần của hơn 300 enzyme tham gia các hoạt động của cơ thể Chậm tăng trưởng, suy yếu hệ miễn dịch, rụng tóc, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng, chậm trưởng thành sinh dục
Magie Chuyển hóa năng lượng, dẫn truyền thần kinh, co cơ Yếu cơ, buồn nôn, dễ bị kích thích
Iode Tổng hợp hoóc-môn giáp, giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể, sự hình thành và phát triển của não Trẻ thiếu iode ở giai đoạn não phát triển nhanh, đặc biệt là dưới 2 tuổi, cũng gây hậu quả nặng nề. Trẻ em tuổi học đường nếu bị thiếu iode sẽ giảm chỉ số thông minh, thành tích học tập giảm
Vitamin A Cần cho sự tăng trưởng, giúp sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng Quáng gà, khô mắt, loét giác mạc gây mù lòa, chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như: Viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da.
Vitamin C Chống oxy hóa, hình thành collagen, kích thích ruột non hấp thụ sắt Sưng nướu răng, dễ chảy máu, dễ mắc bệnh, trẻ mệt mỏi khi hoạt động
Vitamin D Hình thành, phát triển xương và răng. Chậm mọc răng, ngủ không yên giấc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi trộm, còi xương
Vitamin B1 Chuyển hóa chất đường bột và chất đạm Giảm trương lực cơ, giảm sức bền, teo cơ, giảm cân
Vitamin B2 Chuyển hóa các chất oxy hóa, vận chuyển chất điện giải Thay đổi da, niêm và chức năng hệ thống thần kinh
Vitamin B3 Chuyển hóa các chất oxy hóa, vận chuyển chất điện giải Dễ bị kích thích, tiêu chảy
Vitamin B6 Hình thành glucose, dẫn truyền thần kinh Viêm da, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại vi, động kinh
Vitamin B9 Tạo máu Thiếu máu, mệt mỏi
Vitamin B12 Tạo máu Thiếu máu, đau lưỡi, ăn không ngon miệng, đầy hơi, táo bón, các rối loạn thần kinh - cơ
Vitamin E Chống oxy hóa Tổn thương thần kinh - cơ: Mất điều hòa, yếu chi, mất cảm giác,…
Vitamin K Tham gia quá trình đông máu và tăng khả năng gắn canxi vào xương, cơ, thận Thời gian đông máu kéo dài

3. Dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng

Chế độ ăn cân đối, hợp lý, phối hợp đa dạng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu hụt vi chất.

Vi chất Nguồn cung cấp
Sắt Gan, thịt động vật, lòng đỏ trứng gà, tim heo, mộc nhĩ, nấm hương,…
Kẽm Hàu, thịt đỏ, một số hải sản, gia cầm, cá, tôm, cua,…
Magie Các loại đậu, hạt, bông cải xanh, chuối, xoài, dưa hấu,...
Iode Muối Iode, cá biển, rong biển,…
Vitamin A Gan, thịt, trứng, củ quả có màu vàng, đỏ, rau màu xanh sẫm
Vitamin C Cam, quýt, bưởi, ổi chín, rau cải, rau muống, rau ngót, cà chua,...
Vitamin D Tiếp xúc với ánh nắng và các thực phẩm như: Dầu cá, trứng, gan.
Vitamin B1 Ngũ cốc, sản phẩm từ men bia,...
Vitamin B3 Gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh đậm,...
Vitamin B5 Thịt, trứng, gan, cá, rau xanh, nấm, các loại đậu, ...
Vitamin B6 Bơ, chuối, đậu đỗ, khoai tây, cá, thịt gia cầm, cà rốt, cải bắp,...
Vitamin B9 Rau có màu xanh đậm, các loại trái cây chua như cam, bưởi, gan, trứng,...
Vitamin B12 Do vi sinh vật tạo ra, bản thân động vật và thực vật không tự tạo được.

4. Vi chất dinh dưỡng: Mỗi ngày cần bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam:

Vi chất Đơn vị 1-2 tuổi 3-5 tuổi 6-7 tuổi 9-8 tuổi 10-11 tuổi 12-14 tuổi 15-19 tuổi
Sắt mg/ngày 5.1-5.4 5.4-5.5 7.1-7.2 8.9 10.5-24.5 14-32.6 29.7-17.5
Kẽm mg/ ngày 4.1 4.8 5.6 5.6 7.2 8 8
Magie mg/ngày 70 100 130 160 210 280 300
Iod mcg/ ngày 90 90 90 120 120 120 150
Vitamin A mcg/ ngày 400-500 400-450 500 600 700-800 650-900 650-850
Vitamin B1 (Thiamine) mg/ngày 0.5 0.7 0.8 0.9-1 1.1-1.2 1.3-1.4 1.2-1.4
Vitamin B2 (Riboflavin) mg/ngày 0.5-0.6 0.8 0.9 1-1.1 1.3-1.4 1.4-1.6 1.4-1.7
Vitamin B3 (Niacin) mg/ngày 6 8 8 12 12 12 14-16
Vitamin B5 (Pantothenic) mg/ngày 2 3 3 4 4 4 5
Vitamin B6 (Pyridoxin) mg/ngày 0.5 0.5 0.8 1 1 1.1 1.2
Vitamin B7 (Biotin) mcg/ ngày 8 12 12 20 20 25 25
Vitamin B9 (Folate) mcg/ ngày 100 150 200 200 300 300-400 300-400
Vitamin B12 (Cobalamin) mcg/ ngày 0.9 1 1.2 1.5 1.8 2.4 2.4
Vitamin C mg/ngày 35 40 55 60 75 95 100
Vitamin D mcg/ ngày 15 15 15 15 15 15 15
Vitamin E mg/ngày 4.5 5 5.5 5.5 6-7.5 6-7.5 6-6.5
Vitamin K mcg/ ngày 70 85 100 120 150 160 150

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác.

Thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, làm cho trẻ kém hấp thu và chậm phát triển. Tình trạng thiếu vitamin B1 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin B1 và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bệnh thiếu vitamin B1: Những điều cha mẹ cần biết của Bác sĩ chuyên khoa I Lê Tuyết Nga - Bác sĩ Nhi - Phòng khám Vinmec Gardenia

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe