Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Cân nặng là một trong những thông số quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ, vì thế cân nặng và chiều cao của trẻ luôn là vấn đề được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Vậy trẻ 16 tháng tuổi nặng 9kg có phải là bình thường?
1. Bé 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu?
Một đứa trẻ 16 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh sẽ thường xuyên hoạt động. Chúng sẽ liên tục nô đùa, đá, đi bộ hay leo trèo, thậm chí có thể chạy.
Trẻ 16 tháng tuổi vẫn tiếp tục phát triển và có những bước phát triển nhảy vọt, liên quan đến cân nặng và chiều cao. Trẻ 16 tháng tuổi nên cân nặng bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cân nặng trung bình của trẻ trai 16 tháng tuổi là 10,5 kg, trong khi trẻ em gái có cùng độ tuổi là 9,8 kg.
Vậy những bé 16 tháng tuổi nặng 9 kg là nhẹ cân hơn so với giá trị trung bình chuẩn. Tuy nhiên, chúng không được xem là suy dinh dưỡng. Các mốc 7,8 kg ở trẻ gái 16 tháng tuổi và 8,5 kg ở trẻ trai 16 tháng tuổi là các giá trị báo động một đứa trẻ nhẹ cân.
2. Các mốc phát triển khác của một đứa trẻ 16 tháng tuổi
Ngoài việc tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, một đứa trẻ 16 tháng tuổi còn đạt được một số cột mốc đáng chú ý sau:
- Đi lại. Hầu hết trẻ 16 tháng tuổi đều đi lại tốt, đây là bước khởi đầu cho các bước tiếp theo như leo trèo, chạy, đi lùi và nhảy theo nhạc.
- Phát biểu. Khoảng một nửa số trẻ mới biết đi ở độ tuổi này đang nói ít nhất ba từ, và một số trẻ đặc biệt có thể nói được 15 từ trở lên.
- Mọc răng. Ngay từ 16 tháng tuổi, răng nanh của em bé — chiếc răng dưới cùng thứ ba từ phía trước — có thể bắt đầu mọc.
- Thói quen đi vệ sinh. Bạn có thể tiếp tục kiên trì hướng dẫn trẻ về việc ngồi bô. Trẻ có thể bắt đầu chú ý đến thói quen này hoặc thậm chí chủ động yêu cầu được ngồi trên bô. Ngược lại, nếu trẻ không hứng thú hoặc từ chối thực hiện, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Một nghiên cứu y tế cho thấy bắt đầu tập cho bé ngồi bô từ 27 đến 32 tháng là lý tưởng.
3. Tình trạng sức khỏe của trẻ 16 tháng tuổi
Trẻ mới biết đi như khi 16 tháng tuổi thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và một số các vi sinh vật lạ từ môi trường bên ngoài. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng với các loại thức ăn và đồ uống mới cũng có thể dẫn đến một số vấn đề về tiêu hóa. Các câu hỏi thường gặp về sức khỏe của trẻ 16 tháng tuổi là:
Khi có bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.
4. Giấc ngủ cho trẻ 16 tháng tuổi
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Trẻ từ một đến 2 tuổi cần ngủ tổng cộng 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Khi 16 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu chuyển sang chỉ ngủ trưa một giấc mỗi ngày, vì vậy lịch trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ cũng có thể sắp xếp lại một chút. Thông thường, một đứa trẻ 16 tháng tuổi sẽ ngủ vào các thời điểm như giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, giấc ngủ trưa kéo dài hơn và giờ đi ngủ sớm hơn một chút. Thời lượng của mỗi giấc ngủ có thể kéo dài hơn để đảm bảo đủ 11 đến 14 giờ mỗi ngày.
Trong 30 phút trước khi đi ngủ, hãy thực hiện đúng các bước giống nhau theo thứ tự chính xác và báo trước 20 phút rằng trẻ cần đi ngủ. Biện pháp này giúp cơ thể của trẻ thích nghi dần vào các giờ đi ngủ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
5. Thức ăn cho trẻ 16 tháng tuổi
Một đứa trẻ 16 tháng tuổi nên ăn uống như thế nào để đạt cân nặng chuẩn? Trẻ 16 tháng tuổi của bạn nên ăn ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Các bác sĩ cho biết hầu hết trẻ mới biết đi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày, tương đương với khoảng 40 calo cho mỗi inch chiều cao của chúng.
Một số loại thực phẩm giúp tăng cân ở trẻ 16 tháng tuổi:
- Khoai tây: Khoai tây chứa carbs chuyển hóa thành glucose, được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng. Bất kỳ lượng glucose nào cơ thể không sử dụng được sẽ được chuyển hóa thành chất béo giúp trẻ tăng cân. Khoai tây là nguồn cung cấp dồi dào các chất như carbohydrate, axit amin và chất xơ, giúp trẻ tăng cân một cách lành mạnh. Ngoài ra, khoai tây có vị rất ngon và là món khoái khẩu của trẻ em. Bố mẹ có thể nghiền khoai tây để cho trẻ 16 tháng tuổi có thể dễ dàng tiêu hóa chúng. Thay vì khoai tây, bố mẹ cũng có thể lựa chọn khoai lang với những lợi ích tương tự. Từ bánh khoai lang đến súp khoai lang bổ dưỡng, hãy lựa chọn theo sở thích của con bạn. Khoai lang có thể giúp trẻ tăng cân tốt nhớ vào nguồn cung cấp tinh bột dồi dào.
- Trứng: Trứng được biết đến là một loại thực phẩm giàu protein, vitamin và các chất béo lành mạnh. Chúng là những thực phẩm lành mạnh được săn lùng nhiều nhất khi muốn cho trẻ tăng cân. Ngoài việc bổ sung calo cho trẻ, trứng còn giúp ích cho sự phát triển quan trọng của não và hệ thần kinh.
- Chuối: Chuối là nguồn cung cấp năng lượng nhanh nhất cũng như chứa nhiều carbohydrate lành mạnh. Trung bình, một quả chuối có khoảng 105 calo, khiến nó trở thành món ăn nhẹ nên có của hầu hết mọi người và ngay cả đối với những đứa trẻ 16 tháng tuổi. Ngoài ra, chuối còn là một loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như sữa chuối, salad trái cây, và kem thay vì chỉ chỉ ăn trực tiếp.
- Các sản phẩm từ sữa cho trẻ em: Các sản phẩm cơ bản như sữa, pho mát và bơ là những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của bất kỳ trẻ em nào. Sữa chứa một lượng canxi tốt, giúp xây dựng khung xương chắc khỏe và giữ cho sức khỏe tổng thể của trẻ luôn được kiểm soát. Hãy đảm bảo rằng bạn cho trẻ uống ít nhất hai ly sữa mỗi ngày để đạt được mục tiêu tăng cân. Thay vì cho chúng uống sữa nguyên chất, bố mẹ nên đa dạng hóa bằng cách cung cấp cho trẻ các loại sữa hạt hoặc ngũ cốc. Các chất béo lành mạnh đến từ bơ cũng là giải pháp hữu ích giúp bé tăng cân.
- Thịt gà và các loại thịt nạc khác: thịt gà được biết đến là một nguồn giàu protein, giúp xây dựng cơ bắp trong cơ thể. Thịt gà có thể khiến con bạn tăng cân mà không trông quá mập mạp hay mũm mĩm. Ưu điểm lớn của thịt gà là rất dễ nấu và là món ăn ưa thích của hầu hết trẻ em.
- Ngũ cốc: Đây là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất để tăng cân cho trẻ. Những hạt ngũ cốc không chỉ chứa đầy các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn chứa nhiều chất xơ và sẽ giúp tăng lượng calo cần thiết cho toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, chúng được biết đến với việc tăng khả năng miễn dịch của trẻ. Các loại hạt ngũ cốc có thể được trộn lẫn cùng nhau để xay nhuyễn để tạo thành bột và dùng với sữa hoặc sử dụng trực tiếp.
- Yến mạch: Ngoài việc giúp trẻ tăng cân, yến mạch còn có vô số lợi ích dinh dưỡng khác. Do hàm lượng chất xơ phong phú, yến mạch có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch cũng là một trong những món ăn tốt chứa nhiều sắt, kẽm, magiê và thiamine.
Cha mẹ cũng cần lưu ý ở giai đoạn này bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, vitamin C,... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong