Nguyên nhân và dấu hiệu thai nhi phát triển chậm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thai giới hạn tăng trưởng (FGR) là tình trạng em bé không đạt được sự khả năng tăng trưởng như kỳ vọng mong đợi. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc FGR. Chúng có thể liên quan đến nhau thai, mẹ hoặc con. Ước tính trọng lượng thai nhi bằng siêu âm là cách để xác định FGR. Nếu thai nhi bị FGR, bạn sẽ cần được theo dõi chặt chẽ.

1. Thai giới hạn tăng trưởng (FGR) là gì?

Thai giới hạn tăng trưởng (FGR) là tình trạng thai nhi nhỏ hơn dự kiến ​​so với số tuần của thai kỳ (tuổi thai). Nó thường được mô tả là trọng lượng ước tính nhỏ hơn bách phân vị thứ 10. Điều này có nghĩa là em bé có cân nặng ít hơn 9 trong số 10 em bé cùng tuổi thai. Trẻ sơ sinh bị FGR có thể được gọi là “nhỏ so với tuổi thai”.

FGR có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Với FGR, em bé không phát triển tốt. FGR có thể ảnh hưởng đến kích thước tổng thể của em bé và sự phát triển của các cơ quan, mô và tế bào. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề. Nhưng cũng có nhiều trẻ sơ sinh chỉ là có kích thước nhỏ chứ không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây ra FGR là gì?

Có nhiều thứ làm tăng nguy cơ mắc FGR. Chúng bao gồm các vấn đề với nhau thai hoặc dây rốn. Nhau thai có thể bám không tốt hoặc lưu lượng máu qua dây rốn có thể bị hạn chế. Các yếu tố ở cả mẹ và con đều có thể gây ra FGR.

Các yếu tố ở người mẹ có thể gây ra FGR bao gồm:

  • Huyết áp cao hoặc bệnh tim và mạch máu khác.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Quá ít tế bào hồng cầu (thiếu máu)
  • Bệnh phổi hoặc thận mạn tính.
  • Các tình trạng tự miễn dịch như lupus.
  • Trọng lượng rất thấp.
  • Trọng lượng dư thừa (béo phì).
  • Suy dinh dưỡng hoặc tăng cân.
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy.
  • Hút thuốc lá.
  • Tiếp xúc độc chất gây quái thai
  • Nhiễm trùng : sốt rét , Toxoplasmosis , giang mai

Các yếu tố ở trẻ có thể gây ra FGR bao gồm:


Mẹ bầu bị tiểu đường có thể gây ra tình trạng thai giới hạn tăng trưởng.
Mẹ bầu bị tiểu đường có thể gây ra tình trạng thai giới hạn tăng trưởng.

3. Các triệu chứng của FGR là gì?

Phụ nữ mang thai không có các triệu chứng của FGR. Nhưng một em bé bị FGR có thể có một số dấu hiệu sau khi sinh, chẳng hạn như:

  • Cân nặng khi sinh thấp.
  • Lượng đường trong máu thấp.
  • Hạ nhiệt độ cơ thể.
  • Suy hô hấp
  • Mức độ cao của các tế bào máu đỏ.Tăng bilirubin máu
  • Khó chống lại nhiễm trùng.Hoại tử ruột
  • Động kinh.

4. FGR được chẩn đoán như thế nào?

Một trong những lý do chính của việc khám tiền sản thường xuyên là để đảm bảo rằng em bé của bạn đang phát triển tốt. Trong khi mang thai, kích thước của em bé của bạn được ước tính theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Chiều cao của tử cung. Để kiểm tra bề cao tử cung, bác sĩ sẽ đo từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung của bạn (fundus). Bề cao tử cung được đo bằng cm, tương đương với số tuần của thai kỳ sau tuần thứ 20. Ví dụ, khi thai được 24 tuần, bề cao tử cung của bạn phải gần 24 cm. Nếu bề cao tử cung nhỏ hơn dự kiến, điều đó có thể đồng nghĩa với FGR.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị FGR, bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm khác. Bao gồm:

  • Siêu âm thai. Ước tính trọng lượng thai nhi bằng siêu âm là cách để tìm FGR. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trong bụng mẹ. Sóng âm sẽ không gây hại cho bạn hoặc em bé. Bác sĩ sẽ đo ĐK đầu , xương đùi , CV bụng em bé để tính cân nặng em bé . Chẩn đoán FGR dựa trên sự khác biệt giữa các phép đo thực tế và dự kiến ​​ở một tuổi thai nhất định.
  • Siêu âm Doppler. Bạn cũng có thể thực hiện loại siêu âm đặc biệt này để chẩn đoán FGR. Siêu âm Doppler kiểm tra lưu lượng máu đến nhau thai và qua dây rốn đến em bé, tình trạng cung cấp o xy cho não của em bé . Lưu lượng máu giảm có thể có nghĩa là con bạn bị FGR.

Bạn có thể phải kiểm tra siêu âm lặp lại nhiều lần và thực hiện các xét nghiệm khác.

5. FGR được xử lý như thế nào?

Việc quản lý phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của FGR. Điều này dựa trên siêu âm (cân nặng ước tính của thai nhi) và siêu âm Doppler (lưu lượng máu đến em bé), cũng như các yếu tố nguy cơ và số tuần tuổi thai.

Điều trị có thể bao gồm:

  • Giám sát thường xuyên. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được thăm khám tiền sản thường xuyên hơn, thực hiện siêu âm và siêu âm Doppler. Bạn cũng có thể có các bài kiểm tra khác.
  • Theo dõi cử động của thai nhi. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn theo dõi các chuyển động của thai nhi và họ sẽ hướng dẫn bạn.
  • Thuốc corticosteroid.
  • Nhập viện.
  • Sinh sớm hoặc mổ lấy thai khẩn cấp.

Nếu thai nhi chậm phát triển, mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên hơn.
Nếu thai nhi chậm phát triển, mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên hơn.

6. Các biến chứng có thể xảy ra của FGR là gì?

FGR có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Em bé của bạn có thể cần được sinh sớm và ở lại bệnh viện. Em bé còn có thể bị khó thở, nhiễm trùng và các vấn đề khác. Nguy hiểm nhất là có thể xảy ra thai chết lưu. Khi con bạn lớn lên, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu cao hơn.

7. Làm cách nào để ngăn chặn FGR?

FGR có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn thai kỳ nào. Tuy vậy, có một số yếu tố như hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu làm tăng nguy cơ mắc FGR. Chăm sóc trước khi sinh thường xuyên và sớm kết hợp cùng một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa FGR và các vấn đề khác.

8. Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ?

Đảm bảo rằng bác sĩ biết lịch sử sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang đếm cử động của thai nhi và thấy rằng số lượng cử động đã giảm, hãy cho bác sĩ biết. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi khác hoặc cảm thấy lo lắng về việc mang thai của mình, hãy gọi cho bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: stanfordchildrens.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe