Nguyên nhân tụ máu dưới da

Đa phần các trường hợp tụ máu bầm dưới da đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên da bị tụ máu vẫn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chịu tổn thương và cần được chăm sóc, xử lý đúng cách.

1. Tụ máu bầm dưới da là gì?

Tụ máu dưới da là tình trạng thành mao mạch bị tổn thương khiến máu chảy vào các mô xung quanh nhưng không liên tục, chỉ tạo thành các vết bầm màu xanh hay tím.

Hiện tượng máu bầm dưới da có thể gây kích ứng và viêm, mức độ tùy thuộc vào vị trí và kích thước của vết máu bầm. Một số dấu hiệu giúp nhận biết tụ máu bầm dưới da là:

  • Sưng đỏ (bầm xanh, bầm tím);
  • Cảm giác đau nhức;
  • Ấm, hơi nóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu khác không được đề cập. Tuy nhiên cần lưu ý là có không ít trường hợp trên da xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân (đặc biệt ở vùng da mỏng như da đùi, bắp tay...). Họ không bị va đập, cũng không vận động mạnh, không dùng thuốc, thậm chí sau khi ngủ dậy đã thấy sự xuất hiện của các vết bầm tím. Các chuyên gia cảnh báo rằng các vết bầm “bí ẩn” này có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.

2. Nguyên nhân dẫn đến tụ máu bầm dưới da

Bất kỳ tác động vật lý nào, từ va chạm nhẹ hay tai nạn xe cộ, chấn thương thể thao... đều có khả năng gây tụ máu dưới da. Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này là:

2.1. Thiếu chất dinh dưỡng

Khi thiếu hụt một vài loại vitamin, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím. Một số vitamin bị thiếu có thể kể đến:

Nếu thiếu hụt các loại vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ, dễ gây ra các vết bầm tím.

2.2. Do sử dụng các loại thuốc tác động đến máu

Việc sử dụng một số loại thuốc tác động đến máu cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vết bầm tím. Một số loại thuốc liên quan có thể kể đến như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chứa sắt, thuốc chống hen suyễn. Đặc biệt một trong những loại thuốc điển hình gây ra tình trạng này là Aspirin.

Do đó, nếu bạn đang uống một loại thuốc mà thấy xuất hiện vết tụ máu dưới da thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời và tránh xuất huyết bên trong.


Tụ máu dưới da có thể do va chạm nhẹ hay tai nạn xe cộ
Tụ máu dưới da có thể do va chạm nhẹ hay tai nạn xe cộ

2.3. Mắc bệnh lý về máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về máu (rối loạn đông máu do di truyền, suy giảm tiểu cầu...) có thể gây ra vết tụ máu bầm dưới da. Các trường hợp này có thể đi kèm với triệu chứng sưng chân, đau chân, chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc lộ rõ mao mạch trên cơ thể. Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên nên nhanh chóng đi khám để được can thiệp kịp thời.

2.4. Mắc bệnh ung thư máu

Có một dạng ung thư máu gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể là bệnh bạch cầu. Theo các chuyên gia, loại ung thư này khiến cơ thể dễ bị chảy máu nướu răng và dễ bị tụ máu dưới da.

2.5. Mất cân bằng nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây ra các vết tụ máu dưới da là do mất cân bằng nội tiết tố. Nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh thường có nguy cơ thiếu hụt hormone estrogen. Đây là nguyên nhân khiến các mạch máu suy yếu, tổn thương và xuất huyết. Đồng thời, khi càng có tuổi hệ thống mao mạch sẽ yếu dần, mất dần tính đàn hồi. Trong trường hợp này các vết bầm tím thường xuất hiện nhiều ở chân.

2.6. Mắc đái tháo đường

Các vết tụ máu dưới da cũng có thể ngầm cảnh báo bệnh tiểu đường bởi loại bệnh lý này thường tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu. Ngoài các vết bầm tím, bệnh nhân cũng sẽ gặp các triệu chứng khác như: mệt mỏi, khát nước, suy giảm thị lực... Khi thấy vết tụ máu bầm dưới da cùng với các dấu hiệu trên, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

2.7. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, sự xuất hiện của các vết tụ máu dưới da bất thường còn có thể do các nguyên nhân khác như:


Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về máu có thể gây ra vết tụ máu bầm dưới da
Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về máu có thể gây ra vết tụ máu bầm dưới da

3. Làm sao để chẩn đoán tụ máu dưới da?

Để kiểm tra tình trạng tụ máu bầm dưới da, người ta áp dụng kiểm tra thể chất và tra cứu lịch sử y tế toàn diện. Hiện vẫn chưa có xét nghiệm máu đặc hiệu nào để đánh giá vết máu bầm. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình, một số xét nghiệm cần thiết có thể kể đến:

Bên cạnh đó, một số thủ thuật xét nghiệm hình ảnh đôi khi cũng có thể được chỉ định, chẳng hạn như chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tụ máu dưới da, vì thế nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không cải thiện hoặc kèm theo các dấu hiệu bệnh nguy hiểm khác thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám chuyên khoa và điều trị khi cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe