Nguy cơ mắc ung thư vú phụ nữ dưới 45 tuổi có xu hướng gia tăng đáng kể, thậm chí tốc độ phát triển ung thư và sự ảnh hưởng của chúng mang lại cho bệnh nhân nặng nề hơn nhiều so với đối tượng lớn tuổi. Việc đối phó với những nguy cơ và thách thức liên quan đến ung thư vú ở phụ nữ trung niên là điều vô cùng quan trọng trong quá trình trị liệu.
1. Sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú phụ nữ trung niên
Chẩn đoán ung thư vú là một trong những khâu quan trọng giúp phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị loại ung thư này hiệu quả. Theo nghiên cứu cho thấy, ung thư vú có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, tuy nhiên CDC ước tính rằng có khoảng 9% trường hợp mắc bệnh ung thư này là phụ nữ dưới 45 tuổi. Những phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú dưới 45 tuổi thường có những mối lo ngại về việc điều trị và tỷ lệ sống sót sau ung thư.
Hiện nay chưa có xét nghiệm sàng lọc nào được phê duyệt hoặc chứng minh dành cho ung thư vú phụ nữ dưới 45 tuổi. Điều này khiến cho những phụ nữ trẻ được chẩn đoán ung thư muộn hơn, cụ thể:
- Phụ nữ càng trẻ càng có nguy cơ bị ung thư vú do đột biến gen hoặc tiền sử gia đình.
- Phụ nữ trẻ thường có mô vú dày, khiến việc phát hiện ung thư bằng chụp X quang tuyến vú gặp nhiều khó khăn và kém chuẩn xác.
Dưới đây là một số điều mà chị em có nguy cơ hoặc đã được chẩn đoán mắc ung thư vú cần lưu ý, bao gồm:
- Nắm rõ tiền sử gia đình về ung thư vú cũng như các bệnh ung thư khác ở cả nam và nữ giới.
- Nếu được chẩn đoán mắc ung thư vú, bạn có thể giáo dục những người còn lại trong gia đình để các thành viên biết về nguy cơ của chính mình.
- Trao đổi với bác sĩ về tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác để xác định xem liệu có cần thực hiện xét nghiệm di truyền hay không.
- Lắng nghe cơ thể, kiểm tra vú thường xuyên và báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi nào ở vú, bao gồm tiết dịch núm vú, cục u, vết sưng vú, thay đổi ở núm vú hoặc da vùng vú bị lõm xuống / nhăn lại.
- Tự khám vú thường xuyên là cách quan trọng giúp phát hiện sớm ung thư vú và tăng tỷ lệ điều trị thành công.
2. Nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh da đen
Theo các chuyên gia cho biết, phụ nữ da đen dưới 45 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn so với những người da trắng ở cùng nhóm tuổi. Ngoài ra, bệnh ung thư vú thuộc thể 3 âm tính (thụ thể hormone và HER2 âm tính) cũng xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ da đen trẻ trung niên. Một phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và khiến bệnh tiến triển nặng hơn ở phụ nữ trong cộng đồng Da đen là do sống trong cảnh nghèo đói, ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế.
3. Điều trị ung thư vú ở phụ nữ phụ nữ dưới 45 tuổi
Bệnh ung thư vú phụ nữ dưới 45 thường có nguy cơ bùng phát dữ dội hơn, do đó những đối tượng này cần được điều trị tích cực hơn, cụ thể:
- Nếu bệnh nhân đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và có khối u vú dương tính với thụ thể hormone, chị em có thể cần phải điều trị để ngăn buồng trứng hoạt động cùng với liệu pháp hormone.
- Ở phụ nữ trẻ tuổi, ung thư vú được đánh giá có cấp độ cao hơn và mức độ hung hãn hơn, thường âm tính với thụ thể hormone. Khi đó, bệnh nhân cần phải thực hiện hoá trị nhiều hơn so với phụ nữ lớn tuổi mắc ung thư vú.
4. Các mối quan hệ trong và sau khi bị ung thư vú
Ung thư vú có thể gây căng thẳng cho bất kỳ mối quan hệ nào. Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở độ tuổi dưới 45, chị em có thể đang trong một cuộc hôn nhân hoặc mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, cũng nhiều chị em bắt đầu một mối quan hệ sau khi được chẩn đoán ung thư, việc quyết định khi nào và làm thế nào để chia sẻ tình trạng sức khoẻ của mình với người kia có thể khó khăn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu về những lo lắng này để nhận được lời khuyên hữu ích. Chuyên gia có thể hỗ trợ và cung cấp cho bạn một số chiến lược giao tiếp giúp cải thiện các mối quan hệ hiện tại.
5. Những thách thức chung đối với phụ nữ dưới 45 tuổi bị ung thư vú
Thực tế, việc mắc ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc dưới 45 tuổi có thể mang lại một số thách thức gây ảnh hưởng khác nhau, chẳng hạn như thay đổi về cơ thể, khả năng sinh sản và vai trò chăm sóc.
5.1 Đối phó với những thay đổi cơ thể khi mắc ung thư vú
Một trong những thách thức lớn khi bị ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc trẻ tuổi là sự thay đổi lớn về ngoại hình cũng như những hệ luỵ của điều này đối với các mối quan hệ. Để đối phó với nỗi lo lắng này, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi phẫu thuật: Trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về kế hoạch điều trị và các lựa chọn tái tạo vú.
- Trong quá trình điều trị: Phụ nữ trẻ mắc ung thư vú thường gặp các tác dụng phụ như khô hạn, giảm ham muốn tình dục, gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống vợ chồng. Để đối phó với những điều này, bạn hãy thảo luận với bác sĩ về những cách giúp giảm thiểu tác dụng phụ và cách giao tiếp với người bạn tình một cách hiệu quả.
- Đối phó hệ luỵ của biện pháp điều trị ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây rụng tóc và khiến phụ nữ trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Bệnh nhân có thể tham khảo cách đối phó như dùng khăn hoặc đội tóc giả.
5.2 Đối phó với thách thức khó có con khi điều trị ung thư vú
Phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh vẫn có khả năng mang thai, tuy nhiên những người mắc ung thư vú có thể gặp phải một số vấn đề về khả năng sinh sản cũng như mãn kinh tạm thời do điều trị ung thư bằng liệu pháp hormone. Để đối phó với nỗi lo lắng này, chị em nên trao đổi với bác sĩ về mong muốn có con và những lựa chọn của mình trước khi bắt đầu điều trị, chẳng hạn như bảo tồn khả năng sinh sản.
5.3 Đối phó với thách thức chăm sóc gia đình
Bệnh ung thư vú phụ nữ dưới 45 tuổi thường gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng con nhỏ và chăm sóc cha mẹ già. Để làm giảm nỗi lo lắng này, chị em nên trao đổi với người bạn đời cũng như các thành viên khác trong gia đình để được giúp đỡ các nhiệm vụ chăm sóc. Ngoài ra, phụ nữ tiền mãn kinh mắc ung thư vú cũng nên yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác trong các công việc của riêng mình.
Theo nghiên cứu cho thấy, việc tâm sự và trò chuyện với những người bạn đồng trang lứa từng trải qua bệnh ung thư vú có thể hữu ích cho bệnh nhân. Sự kết nối với họ sẽ giúp phụ nữ dưới 45 tuổi mắc ung thư vú cảm thấy bớt lo lắng và mệt mỏi hơn.
Khoa Ung bướu - Xạ trị của hệ thống Vinmec được chú trọng đầu tư kỹ lưỡng về chuyên môn, thiết bị, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
- Đội ngũ bác sĩ trong nước và quốc tế: các bác sĩ đều có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có tâm và tầm, từng làm việc tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, Hàn Quốc, Nga, được đào tạo chuyên sâu trong nước và nước ngoài mang đến những phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
- Kỹ thuật chuyên sâu, điều trị hiệu quả các ca bệnh khó: là bệnh viện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai phẫu thuật bằng robot thành công. Chụp CT phát hiện sớm chính xác ung thư ngay khi chưa có triệu chứng. Áp dụng các công nghệ gen tiên tiến phát hiện sớm nguy cơ 16 loại ung thư phổ biến nhất. Triển khai liệu pháp miễn dịch tự thân và nhiệt trị kết hợp điều trị ung thư giúp chống tái phát hiệu quả.
- Liên tục hoạt động vì cộng đồng: luôn đồng hành cùng cộng đồng trong các chương trình sàng lọc miễn phí các bệnh ung thư phổ biến: Ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng... mang đến cơ hội khám cho hàng ngàn bệnh nhân không có điều kiện sàng lọc ung thư, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: oncolink.org