U tế bào mầm ở trẻ em thường gặp ở trẻ từ 0 - 3 tuổi, trong đó, u ác có nguồn gốc tế bào mầm gọi là ung thư. U tế bào mầm ở trẻ em khi được phát hiện sớm, đồng thời kết hợp điều trị theo đúng phác đồ sẽ có tỷ lệ khỏi bệnh cao.
1. U tế bào mầm là gì?
U tế bào mầm là khối u xuất phát từ những tế bào mầm nằm ở phôi thai. Đó có thể là khối u ác tính hoặc cũng là khối u lành tính. Mặc dù là bệnh lý hiếm gặp nhưng u tế bào mầm ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ sẽ cho kết quả tốt, tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra u tế bào mầm ở trẻ em là vẫn chưa được xác định rõ. Do tế bào mầm là những tế bào sản sinh và phát triển tạo thành trứng (ở nữ) và tinh trùng (ở nam), nên các khối u tế bào mầm thường ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh sản ở nữ (buồng trứng) và nam (tinh hoàn).
Trong một vài trường hợp đặc biệt, các tế bào mầm di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể và tiếp tục phát triển gây ra khối u ở bộ phận đó.
2. Các loại u tế bào mầm ở trẻ em
2.1 U tế bào mầm ở trẻ em trên cơ quan sinh dục
Phần lớn các khối u tế bào mầm ở trẻ em thường phát triển trên cơ quan sinh dục, cụ thể:
- U tế bào mầm trẻ em ở buồng trứng bé gái: Thông thường, khối u được phát hiện vào giai đoạn dậy thì (ở bé gái, giai đoạn dậy thì bắt đầu khi trẻ được 10 tuổi cho đến 15 tuổi). Đa phần trường hợp là khối u lành tính, tuy nhiên, nếu là khối u ác tính và không được phát hiện sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ.
- U tế bào mầm trẻ em ở tinh hoàn bé trai: Khối u thường gây ra ung thư tinh hoàn ở bé trai. Nếu phát hiện trễ, khối u có thể đã tiến triển nặng.
2.2 U tế bào mầm ở trẻ em nằm ngoài cơ quan sinh dục
Một số trường hợp rất hiếm gặp khác, u tế bào mầm ở trẻ em không phát triển trên cơ quan sinh dục mà lại phát triển ở những bộ phận khác trong cơ thể như: cổ, ổ bụng, vùng hông - chậu, tuyến yên, vùng cột sống, trung thất, ...
- U tế bào mầm ở vùng tuyến yên: Tế bào mầm di chuyển đến tuyến yên và phát triển thành khối u, gây ra các triệu chứng như rối loạn thị - khứu giác.
- U tế bào mầm vùng cổ: Thông thường khối u sẽ phát triển ở bên cạnh cột sống cổ. Tại đây, u tế bào mầm ở trẻ em không khiến trẻ cảm thấy đau, nhưng nếu dùng tay sờ thì có thể thấy được và thường bị nhầm lẫn với hạch ở cổ.
- U tế bào mầm vùng ngực (bao gồm tim, phổi, trung thất): Hầu hết các trường hợp được phát hiện là khối u ác tính, còn lại rất ít trường hợp là khối u lành tính. Tại lồng ngực, khi khối u phát triển, sẽ gây chèn ép khiến trẻ khó thở, ho, bị nghẹn khi nuốt thức ăn.
- U tế bào mầm vùng bụng: Trong trường hợp này, đa phần khối u tế bào mầm ở trẻ em được tìm thấy tại vị trí hai bên của cột sống - vùng phúc mạc. Khối u không đau và có thể được phát hiện bằng cách sờ.
- U tế bào mầm vùng hông chậu: Các trường hợp u tế bào mầm tại vùng hông chậu thường được tìm thấy ở trẻ dưới 3 tuổi. Tại đây, khối u phát triển nặng hơn và thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.
- U tế bào mầm vùng cụt: Trong thai kỳ, nếu tế bào mầm di chuyển đến vùng này và gây ra khối u dị tật, có thể được tìm thấy thông qua siêu âm thai.
Là bệnh lý hiếm gặp, u tế bào mầm ở trẻ em khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tiên lượng tốt.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM: