Người bị hở van tim có nên tập yoga không? Tập yoga là phương pháp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch như giúp thư giãn cơ thể và tâm trí. Việc tập luyện yoga cũng có thể tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng tổng thể, làm cho nó phù hợp tuyệt vời cho một lối sống lành mạnh.
1. Lợi ích tập thể dục với người bị hở van tim
Bạn bị mắc bệnh hở van tim và và muốn duy trì hoạt động thể chất, bạn thắc mắc rằng bệnh hở van tim có tập thể dục được không?
Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của tim. Trên thực tế, duy trì hoạt động thể chất thực sự có thể cải thiện khả năng hồi phục nếu bạn cần phẫu thuật bệnh van tim. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, tiểu đường, v.v. đồng thời giúp ngủ ngon hơn.
Các loại và cường độ hoạt động mà những người mắc bệnh van tim có thể thực hiện một cách an toàn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại bệnh van tim và mức độ nghiêm trọng của nó.
Nếu bị bệnh hở van tim, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về loại bài tập nào phù hợp với bạn và liệu có điều gì nên biết trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục hay không. Bác sĩ cũng có thể lên một chương trình tập thể dục cho bạn.
Lắng nghe cơ thể mình cũng là điều cần thiết. Các dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi thói quen tập thể dục của mình có thể bao gồm khó thở, choáng váng, đau ngực và sưng tấy bất thường ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Nghỉ ngơi cũng quan trọng như tập thể dục để quản lý tình trạng của bạn.
2. Bệnh hở van tim có tập yoga được không?
2.1 Lợi ích của yoga
Yoga là một trong số các bài tập thể dục được khuyến khích có thể phù hợp với nhiều bệnh nhân hở van tim.
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa yoga và bệnh tim mạch vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Có vài chục nghiên cứu đã khám phá những lợi ích có thể có của yoga đối với những người mắc bệnh tim, nhưng những thử nghiệm này chủ yếu là nhỏ hoặc thiếu sự chặt chẽ khoa học cần thiết để chỉ ra nguyên nhân và kết quả. Nhóm nghiên cứu này gợi ý rằng yoga có thể:
- Giảm huyết áp cao
- Cải thiện triệu chứng suy tim
- Đánh trống ngực
- Tăng cường phục hồi chức năng tim
- Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như mức cholesterol, lượng đường trong máu và hormone gây căng thẳng
- Cải thiện khả năng giữ thăng bằng, giảm té ngã, giảm viêm khớp, cải thiện hô hấp cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Một số thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đang được tiến hành sẽ giúp xác định những gì yoga có thể - và không thể - làm cho những người mắc bệnh tim mạch. Ngay cả khi tất cả các thử nghiệm cung cấp hỗ trợ rõ ràng cho yoga, hãy nhớ rằng nó sẽ không mang lại sự bảo vệ kỳ diệu chống lại bệnh tim hoặc cách chữa trị bệnh này. Thay vào đó, yoga có thể là một phương pháp hữu ích để đối phó với bệnh tim mạch.
2.2 Một số bài tập yoga cho người hở van tim
2.2.1. Bệnh hở van tim có tập yoga được không - Tư thế cái ghế
Từ tư thế đứng với hai bàn chân sát nhau hoặc hơi tách ra và các ngón chân hướng về phía trước, giơ hai tay qua đầu và uốn cong đầu gối. Hai đùi chạm vào nhau (hoặc hơi tách ra), đưa đùi gần song song với sàn. Đầu gối sẽ nhô ra phía trước và thân sẽ hơi nghiêng về phía trước qua đùi. Giữ vị trí này trong tối đa một phút trước khi trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại. Tư thế này vận động cơ chân và cánh tay, đồng thời kích thích cơ hoành và tim.
2.2.2. Bị hở van tim có nên tập yoga không - Tư thế ngồi dễ dàng
- Bắt đầu ở tư thế ngồi, thẳng đứng với hai bàn chân bắt chéo bên dưới đùi đối diện.
- Đặt hai tay lên đùi, lòng bàn tay ngửa hoặc trên đầu gối và hít thở ở tư thế này trong vài phút.
- Tư thế này có thể giúp thư giãn cơ thể và tâm trí đồng thời tăng cường sức mạnh cho lưng.
- Bạn có thể sử dụng thời gian của mình như một buổi thiền nhỏ.
2.2.3. Tư thế xác chết - bị hở van tim có nên tập yoga không?
- Nằm ngửa, thả lỏng tay và chân.
- Đưa cánh tay của bạn ra hai bên với lòng bàn tay hướng lên.
- Nhắm mắt lại và dành vài phút để tập trung sự chú ý vào cơ thể và hơi thở. Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng.
2.2.4. Gác chân lên tường - Bệnh hở van tim có tập yoga được không
- Nằm ngửa trên sàn và đặt cả hai chân vào tường.
- Nằm theo cách này trong vài phút.
- Máu chảy về tim, mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng, thư thái. Nó đặc biệt hữu ích cho giấc ngủ ngon hơn.
2.2.5. Bị hở van tim có nên tập yoga không - Tư thế em bé
- Bắt đầu bằng cách quỳ trên sàn và ngồi trên đôi chân.
- Tách hai đầu gối rộng bằng hông và khép các ngón chân cái lại với nhau.
- Đặt thân người về phía trước giữa hai đùi, duỗi thẳng cánh tay trước mặt trên sàn.
- Chạm trán xuống sàn và nghỉ ngơi ở vị trí này trong vài phút.
Tư thế này kéo căng hông và đùi đồng thời thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng. Bài yoga này cũng có thể giúp giảm đau lưng.
2.2.5. Tư thế nằm vặn mình - Bị hở van tim có nên tập yoga không
- Nằm ngửa và đưa đầu gối phải lên ngực, sau đó qua bên trái.
- Mở rộng cánh tay phải sang một bên và hít thở sâu.
- Lặp lại với phía bên trái.
- Một biến thể khác tập trung vào việc nâng cao cả hai đầu gối ở mỗi bên.
Động tác vặn nhẹ nhàng này giúp giảm căng thẳng ở cột sống và thư giãn cơ thể.
3. Lưu ý khi tập yoga ở người bị hở van tim
Mặc dù có rất nhiều lợi ích, yoga có thể không phải là giải pháp của tất cả mọi người, ít nhất không phải là tất cả các bài tập yoga. Có những tư thế yoga cụ thể nên tránh nếu bị bệnh tim, vì chúng có thể làm tình hình trầm trọng hơn. Những người mắc bệnh tim nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ về những bài tập họ nên và không nên làm.
Người bệnh nên tránh những tư thế khiến tim phải hoạt động mạnh, các tư thế đảo ngược vì tim bơm máu chống lại trọng lực để cung cấp cho chân và tay, do đó tạo ra nhiều áp lực hơn chẳng hạn như: tư thế bánh xe, tư thế cái cày, đứng bằng đầu, đứng bằng vai, tư thế đảo ngược đơn giản,...
Bị hở van tim có nên tập yoga không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên một số bài tập có thể phù hợp với người người bị hở van tim hoặc không tùy vào tình trạng, mức độ bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.