Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì?

Nghiến răng khi ngủ là thói quen xấu xảy ra vô thức trong giấc ngủ và thường xảy ra ở đối tượng trẻ em nhiều hơn người lớn. Vậy trẻ nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì và có những biện pháp nào để loại bỏ tình trạng này?

1. Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng khi ngủ là thói quen thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Khi nghiến thì răng hàm trên và răng hàm dưới lại với nhau và thường xảy ra ở vị trí các răng cối. Thời điểm xuất hiện thói quen này là vào giấc ngủ đêm nên các bậc phụ huynh rất khó phát hiện con mình đang mắc phải tình trạng này.

Thông thường, tình trạng này sẽ mất đi khi các bé lớn lên, tuy nhiên có một số ít trường hợp vẫn duy trì hiện tượng này như một thói quen. Điều này tạo ra âm thanh khó chịu và dễ làm tỉnh giấc người bên cạnh. Đặc biệt thói quen này ở trẻ em còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với người lớn do lớp men răng ở trẻ còn mỏng và răng sữa thì mềm hơn răng vĩnh viễn rất nhiều.

2. Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em kén ăn hoặc nhẹ cân thường hay có tình trạng nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân do trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của răng miệng. Trong đó thiếu canxi là 1 nguyên nhân chính khiến cho răng kém chắc khỏe và kém phát triển như bình thường.

Tuy nhiên, nếu chỉ cho trẻ bổ sung canxi thôi vẫn chưa đủ vì phần lớn nhiều người thường quên rằng canxi chỉ có thể hấp thụ tốt vào răng và xương khi có sự xúc tác của vitamin D. Do đó, tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng sớm là cách để cơ thể tự tổng hợp protein thông qua ánh sáng mặt trời.

Cần lưu ý rằng canxi tốt được bổ sung thông qua thực phẩm chứ không phải thông qua thuốc viên uống. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng nhiều loại thực phẩm.

3. Hậu quả của việc nghiến răng khi ngủ

Thói quen nghiến răng khi ngủ kéo dài có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Mỏi cơ hàm

Động tác nghiến răng sẽ siết chặt cơ hàm để hai hàm răng cắn lại với nhau trong một thời gian dài nên dễ làm mỏi cơ hàm. Bình thường các cơ hàm chỉ làm việc khi ăn nhai nhưng với thói quen này lại khiến cho cơ phải làm việc trong lúc cần được nghỉ ngơi như ban đêm. Bệnh nhân bị đau hàm thường có sắc mặt kém và có biểu hiện chán ăn.

  • Đau nhức vùng thái dương

Đau vùng thái dương có thể biểu hiện ở một hoặc cả 2 bên mặt tùy theo bên nào bị nghiến nhiều. Ngoài ra, đau thái dương cũng kèm theo các triệu chứng khác như đau tai, mệt mỏi, đau đầu, đau vai gáy khiến bệnh nhân không thể tập trung trong lúc học tập và làm việc.

  • Ê buốt răng

Mặc dù lớp men răng ở các răng cối dày hơn những răng khác nhưng với tần suất nghiến răng kéo dài thì chúng sẽ bào mòn. Khi men răng mỏng đi thì nhiệt độ và các phân tử trong thức ăn dễ dàng xâm nhập vào ngà răng tiến sâu vào bên trong tủy răng. Ở lớp ngà răng có các đầu tận cùng thần kinh nên làm bệnh nhân thấy ê buốt khi gặp bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài.

4. Giải pháp hạn chế nghiến răng khi ngủ

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt như đã nêu trên thì các chuyên gia sẽ tìm ra các nguyên nhân của vấn đề và giải quyết triệt để chúng bằng cách phương pháp như:

  • Nếu thói quen nghiến răng hình thành do căng thẳng đầu óc, stress công việc thì người bệnh cần sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó nên đi kiểm tra răng miệng để phát hiện các triệu chứng bệnh nào khác không hoặc có tổn thương do nghiến răng gây ra hay chưa. Điều này sẽ giúp các bác sĩ lên kế hoạch chữa bệnh về răng miệng song song với việc chữa trị tình trạng nghiến răng khi ngủ.
  • Phương pháp điều trị nghiến răng phổ biến hiện nay là sử dụng máng chống nghiến khi ngủ. Bệnh nhân sẽ được thiết kế một chiếc máng để đeo khi ngủ nhằm ngăn ngừa thói quen này. Tuy nhiên có thể gây ra khó chịu trong quá trình sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe