Ngăn chặn tình trạng chảy máu cam của trẻ

Chảy máu cam là một bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Dù đây không phải là một hiện tượng hiếm gặp nhưng nó lại làm cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối rối. Bạn có thể giải quyết tình trạng chảy máu cam bằng cách ngửa đầu của trẻ về phía trước và bịt mũi của trẻ. Để ngăn ngừa chảy máu cam diễn ra thường xuyên, hãy giữ cho không khí không quá khô và không để trẻ đưa ngón tay (hoặc bất cứ thứ gì khác) vào mũi.

1. Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam là hiện tượng máu đỏ đột ngột chảy ra từ hốc mũi.

Nhìn chung chảy máu cam không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng trẻ có thể cảm thấy hoảng sợ, hoang mang. Trong trường hợp nếu trẻ bị chảy máu kéo dài thì tác động nguy hiểm hơn là làm cho trẻ mất máu nhiều, và tăng nguy cơ u xơ vòm mũi họng.

Hơn nữa nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên cũng thường phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Bởi lượng máu chảy ra nhiều làm mất cân bằng với lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hậu quả của hiện tượng này là trẻ bị hoa mắt chóng mặt, kém ăn, thiếu máu và có thể rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng.


Thường xuyên chảy máu cam có thể gây thiếu máu ở trẻ
Thường xuyên chảy máu cam có thể gây thiếu máu ở trẻ

2. Làm cách nào để ngăn chặn tình trạng chảy máu cam ở trẻ?

Nếu trẻ bị chảy máu cam, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Hãy bình tĩnh và an ủi trẻ.
  • Đặt trẻ trong lòng bạn và hơi nghiêng đầu về phía trước.
  • Dùng khăn giấy hoặc khăn sạch, mềm, nhẹ nhàng bịt chặt phần mũi của trẻ. Ấn nhẹ nhàng, liên tục trong 5 phút. Trong thời gian này, bạn có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách hát cho con nghe, cùng xem sách hoặc xem video (tùy theo độ tuổi của con). Nếu trẻ đủ lớn, bạn có thể để con tự bịt mũi.
  • Sau năm phút, thả tay ra và xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu chưa, hãy bịt mũ trẻ trong vòng mười phút. (Nếu trẻ cảm thấy khó chịu khi bạn bịt chặt lỗ mũi, bạn có thể thử bịt một bên mũi đang chảy máu, nếu tình trạng chảy máu chỉ diễn ra một bên.)
  • Nếu sau khi thực hiện các bước trên không mang lại hiệu quả, hãy thử chườm lạnh lên sống mũi trong 5 đến 10 phút.

Lưu ý:

  • Không ngửa đầu của trẻ ra sau hoặc để trẻ nằm xuống. Điều này sẽ khiến máu chảy xuống cổ họng của trẻ; dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn ói.
  • Không bịt mũi trẻ bằng bông hoặc gạc trong hoặc sau khi chảy máu cam. Chảy máu có thể bắt đầu trở lại ngay khi bạn lấy bông ra và có thể làm vỡ bất kỳ cục máu đông nào đã hình thành.

Hãy thấm máu cam cho trẻ bằng giấy sạch
Hãy thấm máu cam cho trẻ bằng giấy sạch

3. Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các biện pháp ở trên không đem lại hiệu quả:

  • Trẻ trở nên yếu hoặc chóng mặt
  • Xanh xao, đổ mồ hôi, yếu hoặc chóng mặt
  • Trẻ mất nhiều máu(chảy máu cam thường trông nặng hơn, nhưng nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ của trẻ)
  • Chảy máu miệng
  • Có nôn ra máu hoặc chất màu nâu giống bã cà phê
  • Chảy máu sau một cú đánh vào đầu hoặc ngã
  • Có thể trẻ đã nhét thứ gì đó vào mũi mình.

4. Làm gì nếu không thể cầm máu mũi?

Bác sĩ sẽ nhìn vào mũi của trẻ bằng ánh sáng đặc biệt để xác định xem nguyên nhân chảy máu của trẻ xuất phát từ đâu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một số các biện pháp sau:

  • Đặt bạc nitrat vào chỗ chảy máu
  • Dùng thuốc nhỏ mũi để làm co mạch máu
  • Đặt bông tẩm thuốc vào mũi của trẻ
  • Chườm mũi của trẻ bằng gạc nếu chảy máu nhiều

Nếu trẻ bị một cú đánh vào đầu hoặc mũi, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thêm và theo dõi vết thương khi vết sưng tấy giảm xuống. Thực hiện điều này để đảm bảo rằng trẻ không bị gãy mũi hoặc vỡ hộp sọ.


Ba mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi để hạn chế tình trạng chảy máu cam ở trẻ
Ba mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi để hạn chế tình trạng chảy máu cam ở trẻ

5. Nguyên nhân nào gây chảy máu cam?

Mũi có nhiều mạch máu nhỏ rất dễ chảy máu - đặc biệt là khi chúng bị khô hoặc bị kích ứng. Hầu hết chảy máu cam ở trẻ em là chảy máu mũi trước, có nghĩa là các mạch máu nhỏ (mao mạch) ở phía trước mũi đã bị vỡ. (Chảy máu mũi sau xảy ra sâu hơn bên trong mũi - ví dụ như do chấn thương.),

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu cam bao gồm:

  • Cảm lạnh , dị ứng và nhiễm trùng xoang
  • Độ ẩm thấp hoặc không khí rất lạnh
  • Chấn thương (như ngoáy mũi , dị vật trong mũi , xì mũi quá mạnh hoặc bị va đập vào mũi)

Một số lý do ít xảy ra hơn, chảy máu cam có thể do:

  • Một vấn đề giải phẫu (như cấu trúc bất thường hoặc phát triển trong mũi)
  • Đông máu bất thường. Điều này có thể do một số bệnh về máu (chẳng hạn như bệnh máu khó đông) và một số loại thuốc gây ra.
  • Tiếp xúc với khói độc
  • Bệnh mãn tính.

Trẻ cảm lạnh rất dễ bị chảy máu cam
Trẻ cảm lạnh rất dễ bị chảy máu cam

6. Chảy máu cam thường xuyên có phải là điều đáng lo ngại?

Thường thì chảy máu cam thường xuyên không phải là điều đáng lo ngại. Trẻ em rất hay bị chảy máu cam, nhất là vào những tháng mùa đông không khí hanh khô và dễ xảy ra các bệnh nhiễm trùng. Bạn thậm chí có thể nhận thấy máu khô trên giường của trẻ vào buổi sáng nếu trẻ bị chảy máu cam qua đêm. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam ở trẻ em không có lý do gì để lo lắng.

Báo ngay cho bác sĩ về tình trạng chảy máu cam mãn tính của trẻ nếu trẻ:

  • Mới uống thuốc mới bắt đầu chảy máu cam nhiều.
  • Chảy máu cam thường xuyên và mũi luôn nghẹt
  • Dễ chảy máu cam và bầm tím
  • Chảy máu từ các khu vực khác, chẳng hạn như nướu răng
  • Thường xuyên bị chảy máu cam kéo dài hơn 8 đến 10 phút

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu (để kiểm tra vấn đề đông máu) và giới thiệu bạn đến bác sĩ tai mũi họng nhi để được kiểm tra.


Trẻ thường xuyên chảy máu cam kèm theo các dấu hiệu khác cần được đưa đến bệnh viện
Trẻ thường xuyên chảy máu cam kèm theo các dấu hiệu khác cần được đưa đến bệnh viện

7. Ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ

Nếu không khí trong nhà khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ vào ban đêm.

  • Không cho trẻ đưa bất cứ thứ gì vào mũi.
  • Nếu trẻ có thói quen đưa ngón tay vào mũi, hãy cắt tỉa móng tay để bé ít bị thương niêm mạc mũi.
  • Nói chuyện với bác sĩ về cách điều trị dị ứng nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể góp phần gây ra vấn đề.
  • Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hàng ngày để giữ ẩm cho mũi của trẻ.
  • Nếu trẻ tham gia vào các môn thể thao, hãy đảm bảo rằng trẻ mang thiết bị bảo hộ thích hợp để ngăn ngừa chấn thương mũi.
  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá
  • Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, hãy dùng tăm bông để nhẹ nhàng thoa dầu khoáng (hoặc sáp không chứa dầu hỏa) vào bên trong mũi của trẻ hai lần một ngày. Chú ý phủ lên vách ngăn (phần ngăn cách giữa hai lỗ mũi) và không đi quá sâu vào mũi; nửa dưới là vừa đủ. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi không khí khô (ví dụ như vào mùa đông hoặc khi đi du lịch ở vùng có độ cao lớn) hoặc những thời điểm khác khi trẻ dễ bị chảy máu cam (ví dụ như trong mùa dị ứng).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe