Kem chống nắng có tác dụng chống nắng. Theo đó, một số người nghĩ rằng hình thức sử dụng là không thực sự quan trọng. Tuy nhiên, thực tế việc nên dùng xịt hay kem chống nắng cho da mặt lại có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được hiệu quả từ việc sử dụng, mức độ che phủ trên da và thậm chí là sự bảo vệ thực tế có thể nhận được. Hãy cùng tìm hiểu xem hình thức dùng kem chống nắng dạng xịt hay bôi là tốt hơn cho da mặt.
1. Các dạng sử dụng kem chống nắng
Hầu hết các loại kem chống nắng đều được trình bày dưới dạng kem bôi hay dạng xịt.
Trong đó, chọn kem chống nắng dạng bôi sẽ có cách sử dụng cũng giống như sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da nào khác. Trong đó, người dùng cần phải bôi kem ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài trời để kem chống nắng kịp thời phát huy tác dụng. Lúc này, công cụ cần để thực hiện việc bôi kem chỉ đơn giản là những ngón tay của chính mình.
Ngược lại, kem chống nắng dạng xịt đang ngày càng phổ biến thay thế vì đặc tính dễ sử dụng, tiện lợi hơn dạng bôi, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần nhanh chóng thoa kem chống nắng cho con trước khi chúng chạy đi chơi. Việc sử dụng kem chống nắng dạng xịt rất dễ dàng, chỉ cần xịt một ít lên từng vùng của các bộ phận cơ thể lộ ra ngoài trong một hoặc hai giây và điều này sẽ nhanh chóng hoàn tất. Kem chống nắng dạng xịt được điểm cộng hơn kem chống nắng dạng bôi vì không để lại vết bẩn trên tay và tránh các lớp màng nhờn dây dính trên da sau khi thoa.
2. Kem chống nắng dạng xịt so với kem chống nắng dạng bôi: Nên chọn loại nào cho da mặt?
Vai trò của kem chống nắng không cần phải nghi ngờ gì trong quy trình chăm sóc da thiết yếu hàng ngày. Nếu có một bước không thể bỏ qua trong việc chăm sóc da nói chung, đó chính là kem chống nắng. Kem chống nắng bảo vệ làn da khỏi các tia nắng có hại UVA và UVB. Nếu tiếp xúc quá nhiều với những tia cực tím có hại này sẽ mau chóng làm tổn thương da và dẫn đến hình thành các nếp nhăn, đốm tàn nhang và ung thư da. Vì đây là một bước quan trọng trong chăm sóc da với rất nhiều hình thức lựa chọn kem chống nắng có sẵn trên thị trường, giữa kem chống nắng dạng xịt so với kem chống nắng dạng bôi, nên chọn loại nào cho da mặt thật sự là điều cần băn khoăn.
Đầu tiên, bất kể đó là kem chống nắng dạng bôi hay xịt, người dùng cần đảm bảo rằng đang sử dụng loại có SPF 30 và SPF 50 + vào những ngày nắng lớn. Bên cạnh đó, dù kem chống nắng dạng bôi có thể mất nhiều thời gian hơn mỗi khi sử dụng, hình thức này được tin rằng có thể đảm bảo cung cấp độ che phủ trên da tốt hơn nên sẽ phù hợp hơn với khu vực cần chăm sóc chu đáo hơn như da mặt.
Mặt khác, khi dùng kem chống nắng dạng bôi, bằng cách xoa trên da bằng tay cho đến khi thấm đều, kem sẽ hấp thụ hoàn toàn vào da thay vì chỉ đơn giản là tạo một lớp phủ mỏng trên bề mặt như dạng xịt. Đồng thời, một số loại kem chống nắng dạng xịt có thể chứa cồn; vì vậy, đối với vùng da nhạy cảm như da mặt, người dùng nên tránh sử dụng cồn khi tiếp xúc với da nên kem chống nắng dạng bôi sẽ tỏ ra ưu thế hơn. Thật vậy, việc sử dụng kem chống nắng dạng bôi là cách truyền thống cho thấy khả năng bảo vệ cao hơn và ít gây kích ứng hơn. Tuy nhiên, kem chống nắng dạng xịt vẫn có thể trở thành sự lựa chọn phù hợp nếu chỉ cần xịt lên da một lượng vừa đủ và sau đó tiếp tục thoa đều lên da, đến tất cả các vùng da muốn được bảo vệ như đang dùng loại bôi.
3. Làm cách nào để sử dụng kem chống nắng dạng xịt hiệu quả
Nếu đã lựa chọn sử dụng kem chống nắng dạng xịt, bác sĩ da liễu gợi ý một số hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả cho da như sau:
- Tránh sử dụng cho trẻ em: Vì trẻ em có nhiều nguy cơ vô tình hít phải kem chống nắng dạng xịt hoặc di chuyển để cố tình cho nó xịt vào mặt. Nếu không có lựa chọn nào khác, cha mẹ hãy cho một lượng vừa đủ kem chống nắng dạng xịt lên tay trước rồi thoa lên da của trẻ.
- Luôn nhớ dùng kem trước khi ra nắng từ 15 đến 30 phút: Cho dù kem chống nắng dạng xịt có đem lại tính tiện lợi cao hơn so với dạng bôi, người dùng vẫn cần phải dùng trước khi ra ngoài một khoảng thời gian nhất định. Điều này cho phép kem chống nắng có thời gian tương tác với làn da. Đồng thời, việc dùng kem lặp lại sau một thời gian, thường là ít nhất hai giờ một lần và sau khi bơi hoặc tập thể dục, cũng là điều cần thiết để đạt được sự hiệu quả bảo vệ da tối ưu.
- Không xịt trực tiếp lên mặt: Điều này làm tăng khả năng hít phải các thành phần nguy hiểm tiềm ẩn. Thay vào đó, hãy xịt một ít kem chống nắng lên tay và sau đó mới dùng ngón tay xoa đều trực tiếp trên da.
- Xịt kem trên vùng da rộng rãi: Một hạn chế của kem chống nắng dạng xịt là người dùng khó có thể nhận biết được diện tích và lượng kem cần sử dụng trên da của mình. Lời khuyên của bác sĩ da liễu là nên xịt ít nhất khoảng 10 giây để đạt được độ che phủ tối ưu trên một tay, một chân hoặc mặt sau hay mặt trước của thân mình.
- Bôi lại kem trên da sau khi xịt: Điều này giúp đảm bảo làn da có được một lớp che phủ đồng đều và không bỏ sót bất kỳ điểm nào.
- Không sử dụng bình xịt vào những ngày có gió: Gió sẽ làm bỏ lỡ những vùng da cũng cần tiếp xúc khi xịt kem hay tăng nguy cơ vô tình hít phải kem.
- Không sử dụng bình xịt gần ngọn lửa: Kem chống nắng dạng xịt thường có chứa chất đẩy dễ gây cháy khi sử dụng gần ngọn lửa.
- Không quên các biện pháp chống nắng khác: Đội mũ rộng vành, mặc áo dày và đeo kính râm, nghỉ ngơi nơi râm mát là việc tránh bỏ sót dù đã dùng kem chống nắng.
Tóm lại, chọn kem chống nắng phù hợp với làn da và cả cách sử dụng, hình thức dùng đòi hỏi những kiến thức nhất định. Trong đó, kem chống nắng dạng xịt rất nhanh chóng và dễ sử dụng nhưng hầu hết mọi người sẽ không thoa đủ lượng cần thiết và cũng không phù hợp khi chọn dùng làm kem chống nắng cho da mặt. Tuy nhiên, nếu đã chọn sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy đảm bảo việc sử dụng đúng cách, đặc biệt là đối với trẻ em, để sản phẩm này thực sự phát huy hiệu quả bảo vệ da tương đương như các sản phẩm dùng cách bôi thông thường.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: ewg.org, businessinsider.com