Thế nào là cơn đau quặn thận?

Bài viết được viết bởi ThS.BS Vũ Ngọc Thắng – Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Cơn đau quặn thận là một hội chứng trong bít tắc cấp tính (không phải một bệnh), thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, xuất phát từ hố thận lan dọc xuống dưới, ra trước tới vùng bẹn, bìu, bộ máy sinh dục [1; 2].

1. Đại cương

Có nhiều nguyên nhân gây cơn đau quặn thận cấp (trong lòng đường bài xuất, thành đường bài xuất và nguyên nhân chèn ép từ bên ngoài). Sỏi niệu quản thường gặp nhất, chiếm tới 80% các trường hợp. Ngoài ra người ta còn gặp các cơn đau quặn thận do cục máu đông, u niệu quản, viêm, lao, chít hẹp niệu quản, u sau phúc mạc, u tiểu khung chèn ép...[1, 2].

Hội chứng này rất thường gặp, tại Pháp hàng năm với 2 triệu người mắc sỏi tiết niệu có tới 10% ở nam, 5% ở nữ có cơn đau quặn thận. Tại Mỹ, hàng năm có từ 7 – 21 ca/100,000 dân có cơn đau quặn thận. Tại Việt Nam, có từ 1 - 2% các bệnh nhân đến vì cơn đau quặn thận.


Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột và dữ dội
Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột và dữ dội

2. Dấu hiệu nhận biết cơn đau quặn thận

2.1. Thể điển hình

  • Đau xuất hiện đột ngột kịch phát một bên từ hố thận - dưới sườn xuống dưới theo bộ máy sinh dục ngoài thậm chí lan xuống mặt trước đùi.
  • Không sốt.
  • Vật vã kích động, lăn lộn (cơn đau không giảm khi thay đổi tư thế).
  • Đái ít, cảm giác nóng rát khi đái.
  • Nước tiểu có thể có máu (vi thể, đại thể).
  • Nôn, buồn nôn.
  • Yếu tố thuận lợi: cơ thể mất nước, sau làm việc nặng, sau hoạt động thể thao, di chuyển...
  • Cơn đau đáp ứng với điều trị giảm đau

2.2. Thể phức tạp

  • Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai, suy thận mạn, thận duy nhất, thận ghép, thận có bệnh lý đã biết trước (viêm thận bể thận nhiễm trùng...), không có nước tiểu, thủng vỡ đường bài xuất...
  • Sốt > 38°C.
  • Cơn đau không giảm khi điều trị giảm đau.

Có nhiều dấy hiệu giúp nhận biết cơn đau quặn thận
Có nhiều dấy hiệu giúp nhận biết cơn đau quặn thận

2.3. Chẩn đoán nguyên nhân

Chủ yếu dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: nên làm siêu âm, chụp HTN không chuẩn bị và cắt lớp vi tính không tiêm cản quang.

  • Siêu âm: Đây là phương pháp được lựa chọn đầu tiên. Mục đích định hướng cho chẩn đoán.
  • Chụp cắt lớp vi tính có tái tạo đa bình diện, có thể khắc phục được các hạn chế của siêu âm và chụp hệ tiết niệu. Với sỏi, chụp CT scanner không tiêm thuốc cản quang: Kỹ thuật này có độ nhạy từ 96 – 100% các trường hợp [3,4,5].
  • Các kỹ thuật khác như chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV), chụp niệu quản ngược dòng (UPR), chụp cộng hưởng từ (MRI) rất ít dùng trong cơn đau quặn thận. . Nhìn chung tùy từng trường hợp, ta có thể chỉ cần dùng 1 - 2 kỹ thuật đã đủ chẩn đoán.
  • Xét nghiệm bổ sung: Phân tích nước tiểu tìm vi khuẩn (ECBU), tìm hồng cầu, cấy nước tiểu, cấy máu nếu có sốt cao. Các xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận (creatinine, urê...)

Sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh
Sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật sàng lọc suy thận sớm bằng xét nghiệm nước tiểu vô cùng hiện đại. Người bệnh có thể đến lấy nước tiểu bất cứ lúc nào trong ngày và cho kết quả chỉ sau 30 phút.

  • Vinmec sở hữu hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, giúp quá trình đánh giá chức năng thận hiệu quả, nhanh chóng và chính xác nhất.
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, nắm rõ quy trình xét nghiệm, công nghệ hiện đại, cách vận hành máy móc, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh.

Kỹ thuật xét nghiệm nước tiểu sàng lọc suy thận sớm được áp dụng trong các trường hợp:

  • Sàng lọc suy thận cho chương trình khám sức khỏe hoặc sàng lọc đại trà nếu bác sĩ hoặc bệnh nhân có nghi ngờ chức năng thận.
  • Sàng lọc suy thận cho các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý ở thận: viêm cầu thận cấp và mạn tính, sỏi thận-tiết niệu, viêm đài bể thận, thận đa nang, thận móng ngựa,
  • Theo dõi bệnh nhân trước và sau ghép thận.
  • Bệnh nhân nằm điều trị khoa hồi sức cấp cứu.
  • Trải qua phẫu thuật Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.
  • Được chỉ định chụp X- quang có sử dụng thuốc cản quang chứa iod...

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe