Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Làm thế nào để tập phản xạ nhai cho bé? Hầu hết rất nhiều bậc phụ huynh đều rất lo lắng khi cho trẻ ăn dặm, băn khoăn không biết con có phù hợp với kiểu ăn dặm này không. Họ lo sợ đứa trẻ có thể bị hóc, ho, sặc, nôn trớ khi tập ăn thô và cho rằng con chưa biết xử lý thức ăn. Do đó, việc trang bị kiến thức khi cho trẻ tập ăn là điều vô cùng quan trọng đối với cha mẹ.

1. Tại sao trẻ nên ăn dặm?

Ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với bất cứ một đứa trẻ nào, nó sẽ giúp bé bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể hình thành thói quen cùng kĩ năng ăn uống cho bé sau này. Hiện nay rất phổ biến các phương pháp ăn dặm như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW,...

Trẻ nên ăn dặm sau 4 - 6 tháng tùy mức độ tăng cân. Trước 4 tháng, hệ tiêu hóa của bé không thể tiêu hóa thứ khác ngoài sữa. Sau 6 tháng, trẻ phải ăn dặm vì:

  • Sữa (sữa mẹ hay sữa bột) không đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ giai đoạn này.
  • Phát triển cơ hàm, lưỡi... giúp bé dễ dàng trong việc tập nói.
  • Giúp bé tập nhai tạo thói quen, kỹ năng tự ăn sau này.

2. Những phản xạ của trẻ khi ăn dặm và cách xử trí

2.1 Phản xạ ọe

Ọe là một phản xạ rất hữu ích và an toàn của trẻ khi trẻ ăn thức ăn thô có kích cỡ to, rất to, không phù hợp với trẻ, giúp cho những thức ăn đó không thể đi sâu vào đường thở và tránh gây hóc. Ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi, phản xạ ọe được kích hoạt ngay ở đầu lưỡi khác với người lớn ở phần cuống lưỡi, nên trẻ sẽ dễ ọe hơn rất nhiều. Ọe còn là cách để bé tự học tập thông qua ăn uống. Sau một vài lần ọe, bé sẽ biết cách chỉ nuốt miếng thức ăn nhỏ, vừa, không nuốt những miếng ăn to để không bị nghẹn.

Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu bị mắc thức ăn, nghẹn, ho và đang cố gắng ọe để đẩy thức ăn ra ngoài, điều này chứng tỏ bé có thể tự mình giải quyết được vấn đề, bố mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh quan sát trẻ. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ hay cho trẻ uống nước vì những hành động này có thể khiến dị vật đi sâu hơn vào đường thở, khó khăn cho việc lấy dị vật, nguy cơ bị hóc tăng cao.

2.1 Phản xạ nhai

Nhai là hoạt động nhờ sự kết hợp giữa lưỡi và các cơ trong khoang miệng để nhào trộn và nghiền nát thức ăn giúp thức ăn mềm và nhỏ hơn. Răng chỉ là một trong những công cụ để phục vụ hoạt động nhai. Vì thế nên tập phản xạ nhai cho bé từ khoảng 6-7 tháng tuổi. Đây là giai đoạn bé bắt đầu có phản xạ nhai, khi hầu hết các bé đều chưa mọc răng hoặc chỉ có vài chiếc, do đó công cụ tốt nhất để tập nhai trong giai đoạn này chính là lợi của bé.

Có nhiều người cho rằng lợi bé mềm và yếu, nhưng thật ra “bộ nhá” này vô cùng hiệu quả trong việc xử lý nhiều loại thức ăn thô không thua kém gì một người lớn với hàm răng đầy đủ bình thường. Nhiều phụ huynh có thói quen cho bé ăn bột, cháo xay đến khi bé lớn, mọc đủ răng mới cho tập ăn thô và tập nhai. Phản xạ nhai của bé ở giai đoạn muộn đã giảm đi đáng kể, khi trẻ lớn thì phản xạ ọe đã bị đẩy lùi về phía cuống lưỡi giống như người lớn, khiến nguy cơ hóc của bé tăng cao, gây nguy hiểm cho trẻ, việc tập ăn thức ăn thô lúc này sẽ tốn cả thời gian và công sức của bố mẹ.

Khi cho trẻ ăn thức ăn thô, cha mẹ có thể gặp hiện tượng trẻ bị hóc. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị hóc là bé sẽ thường sẽ im lặng không thể kêu, ho hay khóc, mặt tím tái vì lúc này đường thở đã bị dị vật lấp hoàn toàn. Nếu bạn đang ở cùng người khác nhờ người đó gọi xe cấp cứu lập tức, trong lúc đó bạn thực hiện các phương pháp sơ cứu ban đầu cho trẻ. Nếu bạn chỉ có một mình với bé ngay lập tức thực hiện sơ cứu trước và sau đó gọi xe cấp cứu.

Các dấu hiệu nguy hiểm khác: gọi ngay xe cấp cứu nếu bạn nhận thấy:


Giúp bé tập nhai với các phản xạ nhờ sự kết hợp của các loại thức ăn mềm
Giúp bé tập nhai với các phản xạ nhờ sự kết hợp của các loại thức ăn mềm

3. Cách tập ăn dặm cho trẻ

Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn, bình tĩnh khi tập cho trẻ ăn dặm. Nên cho trẻ ăn từ từ, từ ngọt đến mặn, từ lỏng đến đặc, ít đến nhiều, từ 1 nhóm đến 4 nhóm thực phẩm. Có thể chọn lựa thức ăn dặm cho trẻ gồm:

  • Bột ngọt hay mặn bán sẵn trên thị trường có đủ dinh dưỡng (đọc thông tin dinh dưỡng và cách dùng)
  • Bột tự nấu với 4 nhóm thực phẩm: 1 chén bột gồm 40 gam bột gạo. 20 gam chất đạm (thịt, trứng ...) xay nhuyễn (1 lạng được 5 lần). 20 gam rau xanh xay nhuyễn. 10ml dầu ăn (nành, mè, olive)

4. Bí quyết giúp bé tập nhai nhanh

4.1 Thời điểm cho bé tập nhai

Nhiều bà mẹ cho rằng, trẻ phải có răng mới có thể tập nhai. Nhưng không phải như vậy, ngay như phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning- BLW), ngay từ 6 tháng tuổi, cha mẹ đã tập phản xạ nhai cho bé bằng cách cho trẻ tự cầm nắm thức ăn, cho trẻ ăn thức ăn thô. Bắt đầu bằng những loại thực phẩm mềm, được ninh kỹ và dần tăng lên về độ khó để trẻ học ăn tốt hơn.

Với các phương pháp ăn dặm truyền thống, trẻ có thể tự nhai từ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, vì vậy, ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm (5,5 – 6 tháng), cha mẹ nên cho trẻ quan sát người lớn nhai bằng cách cho chúng ngồi ăn cùng cha mẹ, để chúng quan sát cha mẹ tập nhai sớm và sau giai đoạn ăn dặm giới thiệu các loại thức ăn để trẻ nhai tốt.

4.2 Bố mẹ nhai mẫu làm gương giúp bé tập nhai

Trẻ em có khả năng bắt chước rất tốt, vì vậy, để bé học được cách nhai, cha mẹ cần cho bé thấy cha mẹ nhai thức ăn thường xuyên. Sau khi quan sát, bé sẽ dần hình thành thói quen nhai và thực hành chúng.

Tuy nhiên, để bé quan sát được thức ăn cha mẹ nhai, cha mẹ cần phân chia rõ ràng các loại thức ăn, tránh tình trạng trộn chung tất cả với nhau hoặc thay đổi cấu trúc thức ăn quá nhanh. Ví dụ cha mẹ thường ăn rau màu xanh nhưng lại liên tục chuyển sang súp lơ trắng hoặc cà rốt, điều này sẽ khiến trẻ không kịp định hình vật thể mà cha mẹ đang nhai, không biết nên nhai cái gì cho đúng gây rối loạn nhận thức thức ăn ở trẻ.


Cha mẹ có thể giúp bé tập nhai và quan sát con thực hiện
Cha mẹ có thể giúp bé tập nhai và quan sát con thực hiện

4.3 Để bé tự cầm nắm thức thức ăn

Cách để bé tập nhai không phải là xúc cho bé ăn mà là để bé tự cầm nắm thức ăn và đút vào miệng. Khi tiếp xúc với thức ăn, bé sẽ dễ dàng nhận biết được độ cứng mềm, to nhỏ của thức ăn để điều chỉnh miệng như há to hơn, nhai mạnh hơn... Trước khi cho bé tự nhai, cha mẹ có thể ăn trước để làm mẫu, sau đó khuyến khích trẻ làm theo để trẻ nhớ lại những lần cha mẹ đã nhai như thế nào.

Lần đầu tiên cho trẻ tập nhai là một giai đoạn vô cùng khó khăn, bởi trẻ mới chỉ làm quen, trẻ còn quá nhỏ để biết mình phải làm gì, chúng chỉ có thể áp dụng từ cách bắt chước. Tập nhai cho bé cần tăng độ khó của thức ăn và thay đổi cấu trúc thức ăn để bé học được nhai nhiều món hơn.

Trên đây là những lưu ý khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể áp dụng theo để quá trình ăn dặm của con trở nên dễ dàng và tạo được sự hợp tác của bé. Tham khảo thông tin trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe