Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và táo bón: Những điều cần biết

Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và táo bón là một vấn đề quan trọng cần được hiểu rõ. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) thường hiện diện trong đường ruột với số lượng nhỏ, nhưng khi phát triển không kiểm soát, nó có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa, bao gồm táo bón. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mối quan hệ giữa H. pylori và táo bón để kiểm soát tình trạng này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK II Nguyễn Trung Thành - Bác sĩ Gây mê Giảm đau - Khoa Gây mê phẫu thuật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Vi khuẩn HP gây táo bón mãn tính hay cấp tính?

Vi khuẩn H. Pylori (HP) có thể làm suy yếu các lợi khuẩn trong ruột, cản trở quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn.  

Theo nghiên cứu, khoảng 44% dân số trên toàn thế giới bị nhiễm khuẩn H. Pylori và điều này có thể dẫn đến táo bón mãn tính. Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và táo bón mãn tính có tính chất chặt chẽ, tình trạng không cải thiện dù đã điều trị tại nhà trong vài tuần. Điều này do tình trạng nhiễm khuẩn H. pylori thường kéo dài. 

Vi khuẩn H. Pylori làm suy yếu các lợi khuẩn trong ruột, cản trở quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn qua ruột.
Vi khuẩn H. Pylori làm suy yếu các lợi khuẩn trong ruột, cản trở quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn qua ruột.

Táo bón mãn tính là tình trạng đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần, phân cứng và cảm giác đi ngoài không hết phân dù một ít phân đã ra ngoài. Thường thì táo bón chỉ kéo dài vài ngày và không đáng lo ngại.

Một nghiên cứu năm 2018 trên 166 người mắc nhiễm H. pylori đã chỉ ra mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và táo bón mãn tính. Sau khi điều trị vi khuẩn HP, bệnh nhân có dấu hiệu giảm triệu chứng táo bón.

2. Mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và táo bón, đầy hơi

Tình trạng nhiễm khuẩn H. Pylori cùng hội chứng loạn khuẩn ở ruột non hay còn gọi là SIBO có thể dẫn đến tình trạng táo bón và đầy hơi.

Một đánh giá vào năm 2022 đã ghi nhận rằng, 2/3 số người bị nhiễm H. Pylori và SIBO đều bị đầy hơi, nhưng tình trạng táo bón ít phổ biến hơn.

3. Vi khuẩn HP có gây táo bón, tiêu chảy không?  

Tình trạng táo bón và tiêu chảy đôi khi có thể đồng thời xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm H. Pylori. Tuy nhiên, tiêu chảy thường ít phổ biến hơn so với táo bón.

4. Việc điều trị vi khuẩn HP có gây táo bón không?

Quá trình điều trị H. Pylori thường không gây táo bón. Mặt khác, thuốc kháng sinh sử dụng khi điều trị H. Pylori có thể gây ra tiêu chảy do vi khuẩn bình thường bị loại bỏ khỏi ruột. 

Thuốc kháng sinh sử dụng khi điều trị H. Pylori có thể gây ra tiêu chảy.
Thuốc kháng sinh sử dụng khi điều trị H. Pylori có thể gây ra tiêu chảy.

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã chỉ ra rằng khoảng 35% số người điều trị H. Pylori bị tiêu chảy, đặc biệt là khi họ sử dụng "bộ ba" thuốc gồm esomeprazole, clarithromycin và amoxicilin kết hợp với men vi sinh trong 2 tuần.

Một bài đánh giá vào năm 2022 cũng cho thấy tình trạng tiêu chảy xảy ra ở 48% số người đã điều trị H. Pylori.

5. Cách điều trị tình trạng táo bón do vi khuẩn HP

Đối với mối liên hệ giữa vi khuẩn HP và táo bón đã được tìm hiểu như trên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, điều trị nhiễm khuẩn H. Pylori hiệu quả nhất bằng cách sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton trong vòng 2 tuần.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị táo bón phổ biến sau vài ngày điều trị nhiễm khuẩn H. Pylori:

  • Bổ sung chất xơ để kích thích ruột hoạt động.
  • Sử dụng chất thẩm thấu như sữa magie để tăng cường lưu lượng máu trong ruột.
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân để giúp nhuận tràng.
  • Sử dụng chất bôi trơn như dầu khoáng để giúp nhuận tràng.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp cơ ruột co bóp và đẩy phân đi ra ngoài.

Nếu tình trạng táo bón kéo dài không thuyên giảm sau vài ngày điều trị nhiễm khuẩn H. Pylori thì bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp khác như:

  • Sử dụng thuốc xổ để làm sạch ruột kết bằng dung dịch muối.
  • Uống thuốc theo toa để tăng lượng chất lỏng trong ruột hoặc tăng cường nhu động ruột.
  • Chuyên gia y tế có thể loại bỏ phân bằng cách sử dụng ngón tay đưa vào trực tràng để cắt và kéo phân ra.
  • Thủ thuật mở thông manh tràng (Cecostomy) có thể được thực hiện để loại bỏ tắc nghẽn trong đường ruột. 
Nếu tình trạng táo bón không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật mở thông manh tràng.
Nếu tình trạng táo bón không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật mở thông manh tràng.

Vi khuẩn H. pylori có thể làm suy yếu vi khuẩn tốt trong ruột và cản trở quá trình tiêu hóa, từ đó gây ra nhiều vấn đề như táo bón mãn tính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc điều trị nhiễm khuẩn H. pylori có thể giảm thiểu các triệu chứng táo bón. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng táo bón kéo dài không cải thiện, hãy cân nhắc việc kiểm tra nhiễm khuẩn H. pylori và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị hiệu quả. Việc duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe