Mì Ramen là một loại mì ăn liền nổi tiếng và được ưa chuộng tại Nhật Bản, bởi tính tiện lợi và giá thành phù hợp. Tuy nhiên, loại mì ăn liền này thường chứa rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, thậm chí việc tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.
1. Mì Ramen ăn nhiều có tốt không?
Mì Ramen được làm từ bột mì, các loại dầu thực vật cùng một số hương liệu khác. Loại mì này thường được sản xuất chủ yếu dưới phương thức đóng gói, có thể chế biến với nước sôi hoặc nấu trong lò vi sóng.
1.1 Thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu
Thông thường, trong một khẩu phần mì Ramen ăn liền sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau:
- Calo: 188
- Carbs: 27 gram
- Tổng chất béo: 7 gram
- Protein: 5 gram
- Chất xơ: 1 gram
- Natri: 891 mg
- Thiamine: 16% RDI
- Mangan: 10% RDI
- Folate: 13% RDI
- Sắt: 9% RDI
- Niacin: 9% RDI
- Riboflavin: 6% RDI
RDI: Lượng tham chiếu hàng ngày
Mặc dù mì Ramen được làm từ bột mì và tăng cường thêm các dạng tổng hợp của một số chất dinh dưỡng như: Sắt và vitamin B để khiến chúng trở nên bổ dưỡng hơn. Tuy nhiên, loại mì này vẫn thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, chẳng hạn như: Protein, vitamin A, C, B12, chất xơ, magie và kali.
1.2 Hàm lượng Natri cao
Natri là một loại khoáng chất rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều natri thông qua chế độ ăn uống có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Một trong những nhân tố góp phần làm tăng lượng natri dư thừa trong cơ thể là các loại thực phẩm chế biến, bao gồm cả những thực phẩm đóng gói như mì Ramen.
Trên thực tế, một chế độ ăn uống với nhiều muối có liên quan mật thiết đến việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, đối với những người bị nhạy cảm với muối có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây tổn thương cho tim và thận.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người chỉ nên tiêu thụ 2 gram natri mỗi ngày. Trong khi đó, mì Ramen ăn liền có hàm lượng natri rất cao, một gói chứa khoảng 1.760 mg natri, tương ứng với 88% RDI cho natri. Vì vậy, chỉ cần tiêu thụ một gói mì Ramen mỗi ngày có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng và khó kiểm soát được lượng natri trong cơ thể.
1.3 Chứa bột ngọt và chất phụ gia chống oxy hóa Tert-Butylhydroquinone
Cũng giống như nhiều loại thực phẩm chế biến khác, mì Ramen ăn liền có chứa các thành phần như chất tăng cường hương vị và chất bảo quản, có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.Tert-Butylhydroquinone (TBHQ), là một thành phần phổ biến trong mì Ramen ăn liền. Đây là một loại chất bảo quản, thường được sử dụng nhằm kéo dài hạn dùng và ngăn ngừa thực phẩm chế biến bị hư, hỏng. TBHQ được coi là an toàn với liều lượng nhỏ, tuy nhiên việc tiếp xúc lâu dài với chúng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, làm tăng nguy cơ ung thư hạch và gây phì đại gan. Bên cạnh đó, một số người khi tiếp xúc với TBHQ đã bị rối loạn thị lực, thậm chí bị hỏng DNA.
Một thành phần gây tranh cãi khác có mặt trong mì Ramen ăn liền là bột ngọt (MSG). Đây là một chất phụ gia được sử dụng nhằm làm tăng hương vị cho các thực phẩm mặn và giúp chúng trở nên ngon miệng hơn. Theo nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ thường xuyên bột ngọt có thể gây ra các triệu chứng đáng chú ý như: Đau đầu, buồn nôn, cao huyết áp, yếu cơ, căng cơ và đỏ da.
2. Có nên tránh ăn mì Ramen?
Mặc dù thỉnh thoảng ăn mì Ramen sẽ không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên nếu thường xuyên với số lượng lớn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn uống, đồng thời kéo theo một số hệ lụy nghiêm trọng khác đối với sức khỏe.
Ngoài ra, tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Đây là một nhóm các triệu chứng, bao gồm dư thừa mỡ bụng, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và lượng lipid trong máu bất thường. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn mì Ramen ăn liền và không sử dụng chúng như một loại thực phẩm thay thế bữa ăn chính một cách thường xuyên.
3. Làm thế nào để mì Ramen trở nên lành mạnh hơn?
Đối với những người có sở thích ăn mì Ramen ăn liền có thể áp dụng một số cách sau đây để làm cho món ăn tiện lợi này trở nên lành mạnh hơn:
- Thêm rau: Bạn có thể thêm rau tươi hoặc rau đã được nấu chín vào bát mì Ramen, chẳng hạn như cà rốt, bông cải xanh, hành tây hoặc nấm nhằm bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đang bị thiếu hụt trong mì.
- Bổ sung protein: Vì mì Ramen có rất ít protein, cho nên bạn có thể bổ sung thêm các nguồn thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, cá hoặc đậu phụ để giúp bạn no lâu hơn.
- Chọn loại mì Ramen ít natri: hiện nay có nhiều loại mì Ramen chứa hàm lượng natri thấp, do đó bạn có thể cắt giảm đáng kể được lượng muối cho món ăn.
- Không sử dụng gói hương vị: Bạn có thể tự tạo nước dùng thơm ngon cho tô mì Ramen bằng cách trộn nước hầm thịt gà có hàm lượng natri thấp cùng các loại thảo mộc và gia vị tươi để giúp mì Ramen giảm bớt được hàm lượng natri.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Healthline.com
XEM THÊM