Hầu hết chúng ta đều biết các nhóm máu phổ biến gồm có A, B, AB, O. Trong mỗi nhóm máu có hệ nhóm máu cộng trừ. Mỗi người khi sinh ra đã được thừa hưởng di truyền từ bố và mẹ nên có 1 trong 8 hệ nhóm máu nêu trên và không thay đổi suốt cuộc đời.
1. Mẹ mang nhóm máu Rh-, vì sao nguy hiểm cho thai nhi?
Dấu cộng trừ của mỗi nhóm máu chỉ ra rằng bề mặt hồng cầu của người đó có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)+ trong trường hợp thứ nhất hoặc không có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)- trong trường hợp thứ 2.
Ở Việt Nam có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% là nhóm máu rất hiếm. Người có nhóm máu hiếm Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm, thống kê cho thấy trong 10000 người thì chỉ có 4-7 người có nhóm máu Rh-.
Việc thuộc nhóm máu hiếm khiến người này phải đối diện với khả năng rủi ro cao hơn người khác rất nhiều vì một số lý do sau:
- Khi cần truyền máu gấp trong các trường hợp tai nạn, phẫu thuật cấp cứu... không phải lúc nào nhóm máu này cũng có sẵn để truyền tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền sẽ có ít nhất 50% trẻ sinh ra sẽ có nhóm máu Rh+ giống bố. Ở lần mang thai thứ nhất con mang nhóm máu Rh+ giống bố phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai bánh nhau không bị tổn thương. Tuy nhiên ở lần mang thai thứ 2, nếu trường hợp con vẫn có nhóm máu RH+ thì thường sẽ gặp phải sự cố bất đồng nhóm máu với nhóm máu của mẹ là Rh-. Cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh+ trong nhóm máu của con gây ngưng kết hồng cầu hay còn gọi là tan máu. Hậu quả xảy ra có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ, tan máu, phải thay máu thường xuyên...
- Với phụ nữ có nhóm máu Rh- khi mang thai có nhóm máu Rh+ có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay tại lần nhận máu Rh+ đầu tiên.
Có thể nói thêm về trường hợp người mang nhóm máu Rh- nghĩa là cơ thể không có các kháng nguyên của nhóm máu Rh, nên không thể chống lại kháng nguyên của nhóm Rh. Cơ thể có thể mẫn cảm với nhóm máu này. Biểu hiện cụ thể rõ ràng ở mẹ bầu được truyền máu sẽ sinh ra các kháng thể chống lại Rh+. Từ lần truyền máu thứ 2 với nhóm Rh+, trong cơ thể người có nhóm máu Rh- sẽ có phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên Rh và gây miễn dịch gây tan máu.
Nói một cách dễ hiểu hơn, người mẹ có nhóm máu Rh- chưa được truyền máu bao giờ, khi mang thai, thường có nhóm máu giống bố là Rh+, hồng cầu của con mang nhóm máu Rh+ xâm nhập vào máu mẹ, kích thích cơ thể mẹ sinh ra kháng thể kháng Rh+. Khi mang thai lần thứ 2, kháng thể này có thể được truyền vào bào thai, chống lại hồng cầu của con, gây các tai biến như phù thai, tan máu ở trẻ sơ sinh.
2. Phòng ngừa nguy hiểm cho thai nhi do nhóm máu RH- bằng cách nào?
Sự nghiêm trọng trong bất đồng giữa nhóm Rh+ và Rh- bắt buộc chúng ta phải hiểu rõ và thực hiện các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình mang bầu. Cần biết bản thân mình mang nhóm máu gì, nếu thuộc các nhóm máu hiếm cần có tâm lý sẵn sàng chuẩn bị trường trường hợp xấu nhất khi cần truyền máu. Đặc biệt đối với phụ nữ có nhóm máu Rh- cần được quản lý theo dõi thai kỳ một cách chặt chẽ và đúng cách. Mẹ bầu có nhóm máu Rh- cần dự phòng anti-D nếu chồng có nhóm máu RH+. Sử dụng kháng thể miễn dịch D cần được tiến hàng dưới sự tư vấn chỉ định của bác sĩ:
Theo dõi thiếu máu thai nhi và hiệu quả kháng thể miễn dịch chống D 2 tuần/lần cho sản phụ; hiệu giá kháng thể miễn dịch chống D âm tính thì dự phòng định kỳ bằng anti-D.
Việc sử dụng anti-D như sau: Trong quá trình mang thai: có 2 cách dùng và hiệu quả tương tự như nhau;
- Cách 1: 2 liều anti-D IgG 500 IU - 625 IU vào tuần thứ 28 và 34 của thai kỳ (Nếu tiêm anti-D vào tuần 28 thì tuần 34 có thể tiêm luôn anti-D mà không cần làm xét nghiệm hiệu giá kháng thể miễn dịch lại).
- Cách 2: tiêm 1 liều anti-D IgG 1500 IU duy nhất vào tuần thứ 28 của thai kỳ.
Bên cạnh đó, cũng cần dự phòng sau sinh, tiêm anti-D IgG 500IU – 1500 IU trong vòng 72 giờ sau khi sinh (nếu con sinh ra có nhóm máu Rh(D) dương tính).
Bằng cách trên mẹ bầu có nhóm máu RH- sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi, đảm bảo an toàn và sự phát triển của thai nhi.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.