Mất ngủ vô căn và hội chứng ngủ rũ là hai tình trạng có liên quan đến buồn ngủ quá mức. Những người mắc phải một trong hai tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày thậm chí rất dễ dàng chìm vào giấc ngủ chỉ trong một thời gian ngắn. Tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin liên quan đến tình trạng mất ngủ vô căn và hội chứng ngủ rũ.
1. Thông tin về hội chứng ngủ rũ
1.1. Chứng ngủ rũ là gì?
Chứng ngủ rũ là một hội chứng rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến chu kỳ đánh thức giấc ngủ, được kiểm soát bởi não bộ. Đối với những người bệnh mắc phải chứng ngủ rũ, não của họ không có khả năng điều chỉnh chu kỳ này, dẫn đến hậu quả là các triệu chứng như buồn ngủ vào ban ngày quá mức và những cơn buồn ngủ không thể kiểm soát được.
Giấc ngủ có nhiều chu kỳ liên quan đến các mức độ hoạt động khác nhau của não bộ, bao gồm:
- Chu kỳ giấc ngủ chuyển động mắt chậm (NREM). Khi chìm vào giấc ngủ sau, trước tiên phải trải qua ba giai đoạn của giấc ngủ NREM.
- Chu kỳ giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Sau khi đã trải qua các giai đoạn của giấc ngủ NREM, sẽ bước vào thời gian của giấc ngủ REM. Trong giai đoạn giấc ngủ này, có thể sẽ có những giấc mơ.
Ở giấc ngủ ban đêm, đa số thường có đủ cả giấc ngủ NREM và REM. Tuy nhiên, ở những người bệnh mắc phải chứng ngủ rũ, những chu kỳ giấc ngủ điển hình này thường bị gián đoạn. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ có giấc ngủ chập chờn, không yên giấc hơn so với những người không mắc phải hội chứng này.
Các triệu chứng khác của chứng ngủ rũ có thể bao gồm:
- Cataplexy: Đây là tình trạng mất kiểm soát cơ đột ngột. Các đợt Cataplexy có thể ở mức độ nghiêm trọng, từ cảm thấy yếu ớt đến suy sụp hoàn toàn. Thời gian xảy ra các đợt này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Nguyên nhân có thể do bị ngạc nhiên hoặc vui mừng, cảm thấy tức giận hoặc sợ hãi, cười.
- Bóng đè: Chứng tê liệt khi ngủ là tình trạng tạm thời mất khả năng di chuyển hoặc nói trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy. Mặc dù hiện tượng này không gây hại cho người bệnh, nhưng có thể gây sợ hãi khi nó xảy ra.
- Ảo giác: Những người mắc chứng ngủ rũ có thể thường xuyên trải nghiệm những âm thanh hoặc hình ảnh dữ dội, cảm thấy rất đáng sợ khi ngủ hoặc thức dậy. Thỉnh thoảng, một số người bệnh mắc phải chứng ngủ rũ cảm thấy rằng như có ai đó đang ở trong phòng của họ.
- Thức dậy trong đêm: Những người mắc chứng ngủ rũ thường ngủ không yên và thường xuyên thức dậy trong đêm.
- Hành vi tự động: Đây là những hành vi mà người mắc hội chứng ngủ rũ thực hiện nó nhưng mà không có bất kỳ ký ức nào về việc mình đã thực hiện nó.
Thông thường, các triệu chứng trên của chứng ngủ rũ thường không trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác, thậm chí một số người có khả năng cải thiện hơn theo thời gian.
1.2. Nguyên nhân của chứng ngủ rũ
- Những người mắc chứng ngủ rũ thường thiếu một chất hóa học được gọi là Hypocretin, đây là một chất được tìm thấy trong não. Hoạt chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con người có được sự tỉnh táo và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ hợp lý theo nhịp sinh hoạt hàng ngày. Một số bằng chứng cho thấy, hệ thống miễn dịch đã tấn công các vùng não có nhiệm vụ sản xuất hoạt chất Hypocretin. Việc này có thể dẫn đến sự thiếu hụt Hypocretin, ảnh hưởng đến chu kỳ đánh thức giấc ngủ của một người.
- Tuy nhiên không phải tất cả những người mắc phải chứng ngủ rũ đều thiếu hụt hoạt chất Hypocretin, có thể do những nguyên nhân khác chưa được xác định rõ ràng.
- Di truyền học được cho là đóng một vai trò quan trọng trong chứng ngủ rũ. Trên thực tế, có tới 10% những người mắc hội chứng này đều có người thân mắc các triệu chứng tương tự. Dấu hiệu di truyền liên quan đến chứng ngủ rũ cũng đã được xác định.
Ngoài ra, chứng ngủ rũ có thể do chấn thương, khối u hoặc tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến các vùng não liên quan đến giấc ngủ. Điều này được gọi là chứng ngủ rũ thứ cấp.
2. Thông tin về mất ngủ vô căn
2.1. Mất ngủ vô căn là gì?
Mất ngủ vô căn là tình trạng một người cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày quá mức bình thường và nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định rõ ràng.
Ngoài triệu chứng phổ biến là buồn ngủ vào ban ngày quá mức và các cơn buồn ngủ không kiểm soát, các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:
- Giấc ngủ dài, không sảng khoái. Những người bị mất ngủ vô căn có thể ngủ hoặc chợp mắt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi tỉnh dậy thường cảm thấy mệt mỏi, không sảng khoái.
- Ngủ say: Những người bị say khi ngủ gặp khó khăn trong việc đánh thức hoặc rất muốn ngủ lại.
Ngoài ra, những người mắc phải chứng mất ngủ vô căn có thể bị tê liệt khi ngủ và ảo giác, tương tự như một số người mắc chứng ngủ rũ. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường ít nổi bật hơn những triệu chứng được liệt kê ở trên.
Tương tự như chứng ngủ rũ, mất ngủ vô căn là một tình trạng mãn tính. Các triệu chứng thường không thay đổi theo thời gian, mặc dù mức độ nghiêm trọng của chúng đôi khi có thể dao động. Khoảng 14 - 25% tỷ lệ người mắc mất ngủ vô căn thì các triệu chứng có thể tự nhiên biến mất.
2.2. Nguyên nhân của mất ngủ vô căn
Nguyên nhân chính xác của mất ngủ vô căn chưa được xác định rõ ràng.
- Có thể là do sản xuất quá mức một phân tử nhỏ giúp tăng cường hoạt động của acid Gamma aminobutyric, hay GABA, những thụ thể trong não liên quan đến việc thúc đẩy giấc ngủ.
- Cũng có thể do di truyền học. Khoảng 34 - 38% những người mắc phải chứng mất ngủ có một thành viên trong gia đình bị mất ngủ vô căn hoặc rối loạn giấc ngủ khác.
3. Chẩn đoán mất ngủ vô căn và chứng ngủ rũ
Quá trình chẩn đoán khá tương tự đối với cả 2 tình trạng mất ngủ vô căn và chứng ngủ rũ. Điều này có thể do chứng ngủ rũ là một nguyên nhân tiềm ẩn của chứng mất ngủ.
Trường hợp người đi khám vì có triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày quá mức, các bác sĩ sẽ xem xét khả năng mắc phải chứng ngủ rũ hay một tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như mất ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh và tiến hành thăm khám về các triệu chứng, tính di truyền trong gia đình về hai tình trạng này, bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác, loại thuốc đang dùng... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, đo lường hypocretin, xét nghiệm di truyền...
4. Một số biện pháp hỗ trợ khi mắc phải mất ngủ vô căn và chứng ngủ rũ
Mất ngủ vô căn và chứng ngủ rũ có thể gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất của người mắc phải tình trạng này. Để đảm bảo rằng những tác động tiêu cực không ảnh hưởng nhiều đến lịch sinh hoạt, làm việc, học tập... thì cần có những biện pháp hỗ trợ bao gồm:
Thay đổi lối sống
- Nên thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định phù hợp với lịch sinh hoạt, làm việc và học tập.
- Tạo môi trường ngủ đảm bảo yên tĩnh, thoải mái và không bị phân tâm.
- Thực hiện một số hoạt động thư giãn như đi bộ, đọc sách báo... trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ăn quá no vào bữa tối hoặc trước giờ đi ngủ.
- Có chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với những bộ môn phù hợp với từng tình trạng sức khỏe cho phép, tránh tập gắng sức.
Dùng thuốc phù hợp
- Có những loại thuốc được chỉ định để điều trị chứng ngủ rũ và mất ngủ vô căn như các thuốc kích thích, giúp ngăn ngừa cảm giác buồn ngủ ban ngày quá mức như Modafinil, Amodafinil, Amphetamine...
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm có thể giúp kiểm soát cơ ở những người mắc chứng ngủ rũ. Chúng bao gồm các chất ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Thuốc Natri oxybate là thuốc an thần mạnh được uống hai lần mỗi đêm. Nó có thể giúp giảm các triệu chứng của chứng ngủ rũ, bao gồm buồn ngủ ban ngày quá mức và chứng Cataplepxy.
Liệu pháp ngủ trưa
- Đây là liệu pháp liên quan đến việc thực hiện nhiều giấc ngủ ngắn theo lịch trình thường xuyên trong ngày. Điều này có thể kiểm soát cơn buồn ngủ ban ngày quá mắc và ngăn chặn các cơn buồn ngủ xuất hiện.
- Thông thường, liệu pháp ngủ trưa không hiệu quả đối với mất ngủ vô căn, vì những người mắc phải mất ngủ vô căn không có xu hướng tìm cách phục hồi giấc ngủ ngắn.
Ngoài ra, bạn hãy đi khám và gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi bạn có các dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Thường xuyên cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong ngày.
- Cảm thấy buồn ngủ và dễ chìm vào giấc ngủ trong thời gian ngắn hoặc có thể ngủ trưa nhiều giờ liền trong ngày.
- Có một số triệu chứng bất thường như yếu cơ đột ngột, tê liệt khi ngủ hoặc ảo giác và nhận thấy rằng các triệu chứng đang có tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày từ sinh hoạt, làm việc, học tập...
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về một số điểm khác nhau giữa mất ngủ vô căn và chứng ngủ rũ. Cũng như một số biện pháp hỗ trợ cho những ai mắc phải hai tình trạng này nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com