Mãn kinh và các rối loạn lâm sàng thường gặp

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hồng Chính - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Mãn kinh được xem là giai đoạn thứ 3 trong sự phát triển về sinh lý của người phụ nữ. Đây là một tiến hành hoàn toàn tự nhiên ở con người. Sự xuất hiện các rối loạn lâm sàng ở độ tuổi mãn kinh có thể khiến nhiều hệ cơ quan trên cơ thể thay đổi, không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống mà còn chính thức đánh dấu khả năng sinh sản của người phụ nữ không còn nữa.

1. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm. Tuổi mãn kinh trung bình từ 48- 52 tuổi. Mãn kinh trước 40 tuổi gọi là mãn kinh sớm và sau 55 tuổi gọi là mãn kinh muộn.

Mãn kinh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng, khi người phụ nữ từ trước vẫn có kinh đều mỗi tháng lại tự nhiên ngừng, mất kinh trong 12 tháng liên tiếp. Mãn kinh thường là tự nhiên nhưng cũng có thể là do phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng vì bệnh lý, do xạ trị.


Xạ trị có thể là nguyên nhân gây mãn kinh sớm
Xạ trị có thể là nguyên nhân gây mãn kinh sớm

2. Các rối loạn lâm sàng thường gặp ở độ tuổi mãn kinh

Các rối loạn lâm sàng thường gặp trong độ tuổi mãn kinh như sau:

2.1. Rối loạn vận mạch

Cơn bốc nóng mặt (cơn bốc hỏa) thường xảy ra đột ngột, tự nhiên thấy bốc nóng mặt, cổ, ngực kéo dài trong vài 3 phút, có thể ngắn hơn, chỉ vài giây nhưng thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi. Các cơn bốc hỏa hay xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi có stress, nguyên nhân là do có sự giãn mạch tạm thời. Theo đó, vã mồ hôi có thể xảy ra đơn lẻ hay kèm theo sau cơn bốc hỏa. Thường xảy ra vào ban đêm nên gây mất ngủ, khó chịu.

2.2. Rối loạn về thần kinh- tâm lý

  • Hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu.
  • Mất ngủ, giảm ham muốn tình dục,
  • Hay lo lắng, cáu gắt, trầm cảm, sa sút trí tuệ, Alzheimer..
  • Đau nhức xương khớp, có thể xuất hiện cơn đau nhức nửa đầu (migraine).

Mãn kinh sớm có thể làm rối loạn thần kinh gây ra bệnh Alzheimer
Mãn kinh sớm có thể làm rối loạn thần kinh gây ra bệnh Alzheimer

2.3. Rối loạn về tiết niệu – sinh dục

  • Âm đạo khô teo, đau khi giao hợp, dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, khám âm đạo thấy niêm mạc khô, mỏng, nhợt nhạt.
  • Các dây chằng giữ tử cung và các cơ quan vùng chậu mất tính đàn hồi và sức căng dẫn đến sa sinh dục.
  • Tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu gấp. Có thể xuất hiện tiểu buốt, tiểu rắt do nhiễm trùng ngược dòng.

2.4. Hội chứng loãng xương do mật độ xương thay đổi

  • Nguy cơ gãy xương dài, xương chậu, cổ xương đùi tăng lên
  • Thoái hóa đốt sống lưng gây lên gù, còng..

Nhiều người mãn kinh sớm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống lưng
Nhiều người mãn kinh sớm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống lưng

2.5. Rối loạn ở hệ thống tim mạch

  • Béo phì do giảm estrogen, các mô cơ nhão.
  • Nguy cơ tăng huyết áp, huyết khối ở động mạch vành, tai biến tim mạch...

Ngoài ra, mãn kinh còn khiến da sậm màu, kém tính đàn hồi, rụng tóc, răng dễ gãy, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa; thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố. Khi đăng ký gói khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe tuổi tiền mãn kinh, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Khám phụ khoa, khám vú
  • Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụng
  • Lấy bệnh phẩm làm phiến đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo
  • Chụp Xquang tuyến vú(2 bên)
  • Đo độ loãng xương
  • Thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe