Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Khi khám bệnh nhân mà có mạch nhanh thường nghĩ ngay đến bệnh tim mạch. Khi có khó thở thường được cho là bệnh lý tổn thương ở phổi. Trong thực tế không phải ai cũng biết là có biểu hiện đồng thời tim đập nhanh hồi hộp, lồi mắt, khó thở và tay run là những triệu chứng điển hình của bệnh lý cường giáp.
1. Bệnh cường giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình cánh bướm nằm ở vùng cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là giúp cơ thể kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều chỉnh tốc độ sử dụng năng lượng nhanh hoặc chậm.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng tiết ra quá nhiều hormon giáp T3 và T4 hơn bình thường vào hệ tuần hoàn của cơ thể dẫn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động quá mức. Hormone T3 và T4 theo máu đi khắp cơ thể, tác động vào những cơ quan liên quan, gây rối loạn sự điều hòa hằng định nội môi của cơ thể khiến cơ thể không kiểm soát được.
2. Các dấu hiệu gợi ý bệnh cường giáp điển hình
2.1. Khó thở
Trong tất cả những nguyên nhân gây khó thở do chèn ép đường thở hay gặp như: u trung thất, các khối u cạnh khí quản... thì nguyên nhân bướu giáp do cường giáp gây khó thở hay gặp nhưng ít được chú ý nhất hay nhầm . Bướu giáp trong bệnh cường giáp phát triển lớn chèn ép khí quản gây ra triệu chứng khó thở.
2.2. Tim đập nhanh
Một trong những triệu chứng điển hình có tỉ lệ gặp phải cao trong bệnh cường giáp là hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực. Một số bệnh nhân còn có thể cảm thấy đau ngực, khó thở kèm theo.
Bên cạnh tình trạng cường giáp tim đập nhanh các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ cũng có thể gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nặng lên có thể dẫn tới tình trạng suy tim ở người bệnh cường giáp.
2.3. Run tay
Huyết áp tăng, tay run, da ấm và ẩm, đổ mồ hôi nhiều là các triệu chứng thường gặp trong bệnh cường giáp. Run tay nhiều khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ.
2.4. Mắt lồi hơn bình thường
Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc. Cường giáp do nội tiết (Basedow) ngoài triệu chứng mắt lồi thường đi kèm với tuyến giáp phì đại (bướu cổ).
2.5. Sợ nóng
Điều này được giải thích là do mức chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân tăng cao do tiết quá nhiều hormone giáp, khiến thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực. Cùng với tình trạng sợ nóng, người bệnh cường giáp còn thường xuyên bị ra mồ hôi, thậm chí cả khi không vận động gì mà chỉ ngồi yên một chỗ. Khi bị cường giáp, người bệnh cũng thay đổi tính tình, dễ cáu giận, lo lắng.
2.6. Rối loạn tiêu hóa.
Có thể táo bón nhưng hay gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.
2.7. Sút cân nhiều mặc dù ăn nhiều
Người bệnh cường giáp thường bị sụt cân nhiều dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là ăn nhiều hơn, có thể sụt nhiều kilogram trong vòng 1 tháng.
2.8. Rối loạn giấc ngủ
Người bệnh cường giáp hay bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường nhiều người hay nhầm với bệnh thần kinh tâm thần. Vì vậy, bệnh nhân thường than phiền về việc họ luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, không muốn vận động nhiều.
3. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Khi bệnh không được phát hiện điều trị sớm dẫn đến tình trạng hormone tăng quá cao các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề hay còn gọi là “Cơn bão giáp cấp”, lúc này tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa thậm chí tử vong nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị. Cường giáp biến chứng tim đập nhanh lâu ngày sẽ gây ra các hệ lụy trên tim mạch như rung nhĩ, suy tim.
Người mẹ mang thai nếu bị cường giáp sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, có nhiều nguy cơ dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh và mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật. Những nguy cơ kể trên sẽ được giảm thiểu nếu sản phụ được phát hiện bệnh sớm và điều trị thích hợp.
Biến chứng thường gặp ở những phụ nữ mang thai bị cường giáp là bệnh lý tim do nhịp tim quá nhanh dễ gây suy tim. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh cường trên phụ nữ mang thai còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do thuốc truyền qua nhau thai và sữa mẹ. Phẫu thuật có thể an toàn vào 3 tháng giữa của thai kỳ, tuy nhiên chú ý điều trị trước phẫu thuật để tránh “cơn bão giáp cấp”. Ngay cả khi điều trị thành công cường giáp cho mẹ lúc mang thai thì trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ phát triển cường giáp bởi kháng thể cường giáp truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra dùng thuốc kháng giáp liều cao có thể gây ra bệnh suy giáp do thuốc điều trị.
4. Thăm khám bệnh cường giáp ở đâu uy tín?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cường giáp, khách hàng có thể đến Chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy để gửi gắm sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chuyên khoa Nội tiết trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị các bệnh với tính chất theo dõi lâu dài, dựa trên đặc tính bệnh của các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng nội tiết và hormone.
Các bệnh thường gặp bao gồm: rối loạn tuyến giáp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận...
Chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh, với trang thiết bị hiện đại và hệ thống bệnh viện đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt Vinmec Times City áp dụng điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần, tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm:
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Hoàng Vân
- Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương
- Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức
- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn
- Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú
Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Thị Duyên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận - Nội tiết.
Bác sĩ đã tham gia nhiều hội thảo trong, ngoài nước và hiện đang là bác sĩ Thận nội - Nội tiết Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Để được tư vấn chi tiết về việc khám và điều trị bệnh cường giáp tại Vinmec Times City, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE 0243 9743 556 hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.