Chóng mặt không phải bệnh lý mà là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt khi ngủ dậy, có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
1. Chóng mặt là gì?
Chóng mặt xảy ra như một cảm giác lâng lâng, quay cuồng, hoặc bị mất thăng bằng. Chóng mặt có thể đi kèm với ngất xỉu hoặc co giật. Đây có thể là biểu hiện của một tình trạng sức khỏe nào đó. Người già bị chóng mặt có nguy cơ cao bị té ngã.
Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.
2. Lý do khiến bạn chóng mặt khi ngủ dậy?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây chóng mặt - từ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó đến việc sử dụng thuốc hoặc cảm xúc. Đa số chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác chóng mặt, thường thì đây không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.
Nếu bạn bị chóng mặt vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, đó có thể là kết quả của sự thay đổi một cách đột ngột khi cơ thể bạn điều chỉnh từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Chóng mặt có thể xảy ra khi bạn thay đổi vị trí đột ngột.
Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc xoang, bạn có thể nhận thấy tình trạng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn do bạn có dịch dư thừa trong xoang khiến xoang bị sưng, hoặc ở tai trong.
Dưới đây là một số vấn đề phổ biến khác có thể dẫn đến chóng mặt buổi sáng:
Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ hoặc bạn ngáy nhiều hơn khi ngủ, đây là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chóng mặt sau khi ngủ dậy.
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng thở bị tắc nghẽn, có nghĩa là bạn có thể tạm thời ngừng thở khi ngủ. Những sự gián đoạn trong nhịp thở có thể dẫn đến mức oxy thấp hơn, gây nên tình trạng chóng mặt vào buổi sáng khi bạn thức dậy.
Ngưng thở khi ngủ cũng khiến bạn khó có được một giấc ngủ ngon. Khi bạn bị thiếu ngủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, run rẩy hoặc bạn bị mất đi sự thăng bằng.
Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt vào buổi sáng, thường xuyên ngáy ngủ hoặc nếu bạn cảm thấy kiệt sức vì không có được một giấc ngủ ngon, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng trên.
- Thuốc:
Nhiều loại thuốc có thể gây chóng mặt vào buổi sáng hoặc vào những thời điểm khác. Trong số đó có thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp , thuốc dị ứng , thuốc tuyến tiền liệt và thuốc an thần.
Nên báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu bạn nghi ngờ một trong những loại thuốc bạn đang dùng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn cần thực hiện điều chỉnh liều thuốc hoặc thay đổi loại thuốc.
- Mất nước:
Nếu bạn không uống đủ nước, bạn có thể bị mất nước. Uống quá ít nước khiến não và cơ thể bạn khó hoạt động bình thường, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến chóng mặt.
Tất nhiên, bạn không thể uống nước trong khi ngủ. Nhưng bạn nên bổ sung đủ nước trong vài giờ trước khi đi ngủ, vì bạn có thể bị mất nước, đặc biệt vào buổi sáng.
Khi bạn bị suy tim, điều đó có nghĩa là tim sẽ không thể hoạt động một cách bình thường để bơm máu đi nuôi cơ thể. Khi tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng, huyết áp không được kiểm soát. Huyết áp giảm một cách tự nhiên khi bạn đứng dậy. Kết quả là khiến bạn có thể bị chóng mặt.
Những người bị suy tim cũng thường dùng nhiều loại thuốc để cải thiện sức khỏe, bao gồm cả thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu. Thuốc có thể cũng là nguyên nhân gây chóng mặt.
- Lượng đường trong máu thấp:
Hạ đường huyết có thể gây ra thay đổi nội tiết tố và các chất hóa học trong cơ thể khiến bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt.
Những người mắc bệnh tiểu đường, việc dùng thuốc insulin hoặc sulfonylurea có nguy cơ cao lượng đường trong máu thấp. Một số nguyên nhân khác có thể gây hạ đường huyết bao gồm thuốc, uống rượu khi đói và các bệnh lý khác như bệnh gan.
Bạn có thể tăng lượng đường trong máu bằng cách ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa đường, chẳng hạn như nước cam hay kẹo ngọt.
Nếu bạn bị chóng mặt, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi.
3. Biện pháp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giảm tình trạng chóng mặt sau khi thức dậy là cần phải uống đủ nước.
Ngay cả khi bạn không cảm thấy khát, cơ thể bạn vẫn có nguy cơ bị mất nước, đặc biệt là nếu bạn làm những công việc cần di chuyển nhiều, làm việc bên ngoài hoặc tham gia tập thể dục với cường độ cao.
Bạn nên bổ sung ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu bạn phải hoạt động nhiều, mang thai hoặc đổ nhiều mồ hôi. Đổ mồ hôi sẽ làm tăng tình trạng mất nước. Tránh uống rượu, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bạn nên để ly nước hoặc chai bên cạnh giường của bạn để uống nước ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt hoặc tình trạng chóng mặt xuất hiện đều đặn suốt cả ngày, bạn nên đến cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân chính xác gây nên chóng mặt.
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, vì vậy điều quan trọng nhất là bạn cần phải kiểm tra sức khỏe nếu chứng chóng mặt của bạn không biến mất hoặc nếu điều đó xảy ra thường xuyên và đều đặn.
Để đăng ký sàng lọc và điều trị các bệnh lý thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: Healthline.com; Webmd.com.
XEM THÊM: