Lưu ý khi dùng thuốc Cloromis

Thuốc Cloromis và thuốc Cloromis-F có tác dụng, cách sử dụng tương tự nhau, chỉ khác biệt đôi chút về thành phần. Sau đây là thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng,... của loại thuốc này.

1. Đặc điểm, thành phần thuốc Cloromis và Cloromis-F

Thuốc Cloromis và Cloromis-F là dạng bột, điều trị bệnh da liễu, dùng ngoài da. Mỗi hộp thuốc được đóng gói dạng 20 lọ x 1g.

Thành phần thuốc Cloromis là kẽm Bacitracin 5000 IU. Đây là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển và mọi hoạt động của cơ thể. Kẽm tham qua vào quá trình phân giải, tổng hợp protein, acid nucleic; tham gia vào hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Thành phần thuốc Cloromis-F là cứ 1g bột thuốc bao gồm 500 IU Bacitracin (dạng kẽm Bacitracin) và 10.000 IU Polymycin B (dạng Polymycin B sulfat). Bacitracin là kháng sinh được phân lập từ Bacillus subtilis, thường được dùng ngoài da với tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn. Polymycin B là nhóm kháng sinh có sự liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên, thường được dùng tại chỗ, đơn độc với tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn.


Thuốc Cloromis-F dạng bột
Thuốc Cloromis-F dạng bột

2. Chỉ định, chống chỉ định dùng thuốc Cloromis và Cloromis-F

Chỉ định:

  • Thuốc được chỉ định để điều trị và chống các nhiễm trùng ngoài da nếu vết thương nhỏ. Các vết thương có thể sử dụng Cloromis và Cloromis-F là: Trầy xước, đứt tay, đứt chân, bỏng nhẹ,...

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc Cloromis và Cloromis-F cho người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Cloromis và Cloromis-F

Liều lượng và cách dùng:

  • Thuốc được dùng ngoài da. Cụ thể, bệnh nhân rửa sạch, lau khô vết thương rồi rắc một lớp mỏng bột thuốc lên vùng bị tổn thương. Sau đó, bạn có thể để mở vết thương hoặc băng vết thương lại bằng băng gạc tiệt trùng;

Tương tác thuốc:

  • Bacitracin dùng ngoài, có thể dùng phối hợp với các kháng sinh như polymycin B, neomycin và đôi khi kết hợp với corticosteroid để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn tại chỗ do vi khuẩn nhạy cảm;

Tác dụng phụ:

  • Thuốc Bacitracin gây độc cho thận nếu dùng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Dùng thuốc ngoài da ít gây độc tính nhưng vẫn có nguy cơ phát ban, dị ứng quá mẫn. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc;

Có thể dùng phối hợp thuốc bacitracin và neomycin để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ
Có thể dùng phối hợp thuốc bacitracin và neomycin để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ

Chú ý:

  • Bacitracin dùng để bôi ngoài da. Thuốc này có thể gây phản ứng, dị ứng chậm hoặc gây trạng thái giống sốc sau khi bôi ngoài da ở những bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Cần thận trọng khi xoa thuốc trên vết thương hở;

Lưu ý khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú:

  • Hiện chưa có bằng chứng cho thấy sử dụng Bacitracin gây hại cho thai nhi. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai, tốt nhất phụ nữ không nên dùng thuốc này.

Trên đây là một số thông tin người đọc cần biết khi dùng thuốc Cloromis và Cloromis-F. Bệnh nhân lưu ý không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng đúng liều lượng và thời gian khuyến nghị để phòng ngừa mọi nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe