Với sự lan rộng của đại dịch COVID- 19, tình hình kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn với các chủng biến thể mới gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế và xã hội con người thì hiện nay có rất nhiều người dân tự trang bị máy tạo oxy để sử dụng tại nhà. Tuy nhiên theo Bộ Y tế việc tự ý mua các máy thở oxy là không cần thiết, gây lãng phí vì không thể tự sử dụng mà không có đủ chuyên môn. Vậy khi chúng ta sử dụng máy thở oxy tại nhà cần lưu ý điều gì?
1. Những thông số hô hấp cần biết về máy thở oxy
Chỉ số SpO2 là nồng độ oxy máu mao mạch được đo ở đầu ngón tay, ngón chân, vành tai,... Trong một số bệnh cảnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn thì cơ thể sẽ khởi động cơ chế trung tâm hóa tuần hoàn khiến máu tập trung nuôi các cơ quan quan trọng trong cơ thể và lúc này các vị trí đo SpO2 không còn được máu nuôi đầy đủ sẽ khiến chỉ số SpO2 hạ thấp (dưới 95%) kèm theo các dấu hiệu:
- Xanh tím môi và đầu chi
- Co kéo cơ hô hấp phụ
- Chóng mạch
- Mạch nhanh trên 100 lần/phút
- Khó thở nhanh, nhịp thở trên 24 lần/phút
2. Cách sử dụng máy thở oxy an toàn và hiệu quả
2.1. Cách chuẩn bị
Cần dọn dẹp gọn gàng nơi để bình oxy để tránh bình bị va chạm trong quá trình sử dụng, đặt bình cách xa nguồn nhiệt, điện ít nhất 5 mét.
Kiểm tra đầu đủ các thành phần trước khi sử dụng:
- Bình oxy xanh
- Bộ thở oxy gồm bộ đồng hồ và cột chứa oxy, bình tạo ẩm, van điều chỉnh lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, bộ tạo ẩm
- Dây cannula hoặc mặt nạ thở
2.2. Các bước sử dụng máy thở oxy
- Nối đồng hồ vào bình oxy, xoay ren, siết chặt
- Đổ nước vào bình tạo ẩm, duy trì mức nước ở vạch nửa bình, loại nước có thể là tinh khiết hoặc nước uống, nước không thấp hơn vạch trên bình
- Giữ bình tạo ẩm và lắp dây oxy
- Xoay ngược chiều kim đồng hồ để mở van bình oxy
- Kim đồng hồ đúng vị trí ở khu vực xanh là còn oxy
- Điều chỉnh lượng oxy thở/ phút
- Đeo dây oxy cho người bệnh có thể bằng cannula hoặc mặt nạ, hít thở đều. Chú ý với cannula khởi đầu 2 lít/phút, tối đa 6 lít/phút còn mặt nạ khởi đầu 5 lít/phút, tối đã 10 lít/phút
Nếu duy trì ở liều thấp nhất mà bệnh nhân không khó thở, không thở ở liều quá cao hoặc tăng liều quá nhanh thì điều chỉnh sau mỗi 15 phút
2.3. Những lưu ý và an toàn cháy nổ
- Đóng tất cả các van và núm vặn khi không sử dụng, cố định bình chắc chắn, vận chuyển nhẹ nhàng
- Chuẩn bị sẵn các thiết bị chữa cháy khi có tình huống khẩn cấp
- Khi lắp ráp bình oxy, chân tay, quần áo không được dính dầu mỡ, dung dịch chứa cồn như nước rửa tay khô
- Không tự ý sửa khi thấy tiếng xì do van hở
- Không nạp khí lạ, không tự chiết khí
- Chú ý không làm hỏng ren dây gắn oxy dễ làm rò rỉ khí
3. Những sai lầm gặp phải khi sử dụng bình thở oxy tại nhà
Một số sai lầm mà người dân thường gặp khi tự sử dụng máy thở oxy tại nhà, ví dụ như:
- Chỉ định trị liệu oxy quá rộng rãi, không cần thiết ngay cả khi oxy máu bình thường
- Sử dụng oxy liều cao không phù hợp: oxy không điều trị được khó thở mà chỉ giúp cải thiện tình trạng hạ oxy máu, do đó oxy phải đi kèm điều trị nguyên nhân
- Việc tăng oxy máu quá mức cũng nguy hiểm không kém gì hạ oxy máu, vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, giảm thông khí, phụ thuộc vào oxy và xẹp phổi do hấp thu.
Trong mọi trường hợp không có ý kiến của bác sĩ không nên cho bệnh nhân thở oxy cao hơn 5 lít/phút. Đối với bệnh nhân khỏe mạnh thì duy trì oxy vừa đủ để SpO2 trên 94% là đạt, trong khi bệnh nhân suy tim SpO2 chỉ cần duy trì trong khoảng 90% với liều oxy 3-5 lít/phút.
Trên đây là những lưu ý khi dùng máy thở oxy tại nhà, việc tự sử dụng máy thở oxy tại nhà có thể phát sinh rất nhiều rủi ro. Vì thế, không nên tự ý sử dụng tại nhà mà cần có sự thực hiện hoặc hướng dẫn chi tiết từ các nhân viên y tế.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.