Bệnh nhiễm trùng tụ cầu vàng do tụ cầu một loại vi khuẩn nguy hiểm gây nên. Những bệnh lý chúng gây ra có tính nghiêm trọng dễ gây ra tử vong hoặc để lại di chứng về sau. Hơn thế nữa vi khuẩn tụ cầu có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh nên sẽ khó khăn để chọn được kháng sinh điều trị tụ cầu vàng.
1. Đặc điểm của người bị nhiễm trùng tụ cầu vàng
Vi khuẩn tụ cầu có 3 loại là tụ cầu vàng, tụ cầu hoại sinh và tụ cầu da. Hiện nay các nghiên cứu phân tích lâm sàng tụ cầu vàng đã tìm và chỉ 2 loại gram dương có trong tụ cầu đó là Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci. Đối với vi khuẩn gram dương coagulase negative staphylococci sẽ ít gặp hơn. Chủ yếu nguyên nhân gây nên nhiễm trùng được phát hiện là do vấn đề xuất phát từ nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc.
Khi các vi khuẩn của tụ cầu tiết ra loại men tên là coagulase sẽ tiết thêm chất độc tố nguy hiểm. Cơ thể sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi độc tố xâm nhập. Với trường hợp nhiễm trùng tụ cầu vàng khi đang ở bệnh viện phương án điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Do vậy, lựa chọn kháng sinh trị tụ cầu vàng là vấn đề hết sức khó khăn nếu không xác định chính xác nguyên nhân.
2. Biểu hiện của người nhiễm trùng tụ cầu vàng
Khi nhiễm trùng tụ cầu người bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm phổi hoặc trẻ em sẽ xuất hiện áp xe và dẫn đến tình trạng nghiêm trọng ở phổi. Các bệnh lý như sởi, cúm, viêm phế quản, suy dinh dưỡng,... ở trẻ đều có thể do tụ cầu gây nên. Nếu không phát hiện kịp sẽ có biểu hiện sốt cao , khó thở sau đó nhiễm độc gây nên áp xe phổi và nặng hơn là tử vong.
Không chỉ viêm phổi hay dẫn đến tràn dịch màng phổi, tụ cầu có thể gây ra viêm khớp khiến các khớp bị viêm sưng đỏ và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nhiễm trùng huyết cùng viêm nội tâm mạc là những dấu hiệu phổ biến thường gặp ở người nhiễm khuẩn tụ cầu. Với viêm nội tâm mạc bệnh nhân đã có bệnh nền về tim mạch. Sau đó kết hợp cùng dấu hiệu sốt cao không dứt và sùi van tim có thể gây ra tràn mủ màng tim. Còn nhiễm trùng huyết là do viêm ở cơ quan chức năng lan ra.
Người bị nhiễm khuẩn tụ cầu và có kèm biểu hiện ngộ độc tức là đã trải qua 1 đến 6 giờ ủ bệnh. Khi bộc phát cơ thể sẽ nôn nao kèm đau bụng và tiêu chảy. Nếu độc tố nặng khiến cơ thể bị sốc sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao nhưng huyết áp lại giảm nhanh.
Phần lớn trẻ nhỏ nhiễm khuẩn tụ cầu sẽ xuất hiện hội chứng bong da. Tại vị trí xuất hiện tụ cầu sẽ nhiễm khuẩn trước sau đó là phát ban. Các vùng da bị nhiễm khuẩn hình thành bong bóng nước nếu vỡ ra sẽ lại lớp da màu đỏ nhạt. Vùng da nhiễm khuẩn tụ cầu khá mỏng manh nếu vô tình chạm hoặc kéo nhẹ sẽ bị bong tróc.
Có thể thấy rằng nguyên nhân chính là do những ngoại lực bên ngoài. Các hành động như nặn mụn , cạo râu, nhổ lông hay nhiễm trùng vết thương... đều có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tụ cầu. Phần lớn biểu hiện lâm sàng ban đầu của người nhiễm trùng tụ cầu là mệt mỏi, sốt cao .. sau đó xuất hiện mụn nhọt lan rộng. Khi vi khuẩn sinh sôi chúng sẽ phát tán rộng đặt biệt là vùng đầu. Nhóm vi khuẩn này là tụ cầu mặt.
3. Chẩn đoán nhiễm trùng tụ cầu
Bằng phương pháp lâm sàng, người mắc hội chứng nhiễm khuẩn tụ cầu có thể được kiểm tra thông qua xét nghiệm đồng thời có xuất hiện các biểu hiện đã nêu. Nếu nhiễm khuẩn cấp tính sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng và ảnh hưởng lớn đến cơ thể.
Phương pháp cận lâm sàng sẽ tiến hiện một số xét nghiệm như công thức máu, chọc lấy dịch phổi,... Đồng thời người bệnh được chỉ định chụp X quang phổi, siêu âm và chụp cắt lớp để xác định chính xác nhất vị trị nhiễm trùng.
4. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhiễm trùng tụ cầu vàng
Đối với vi khuẩn phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên kháng sinh điều trị tụ cầu vàng lại rất khó chọn lựa. Cần thông qua tình trạng bệnh nhân mới có thể lựa chọn loại phù hợp nhất.
Nguyên tắc điều trị cho người bị nhiễm trùng tụ cầu dầu trải qua giai đoạn làm sạch độc tố, cân bằng lại chất điện giải sau đó mới sử dụng kháng sinh. Trong quá trình điều trị người bệnh luôn được quan tâm chăm sóc theo dõi kỹ lưỡng để xem phản ứng cơ thể.
Loại bỏ ổ viêm ổ mủ hay căn nguyên của mầm bệnh là một quá trình cần chú ý. Thời gian lây lan của vi khuẩn rất nhanh nên tốc độ thực hiện cũng cần được xử lý nhanh để đảm bảo chúng được làm sạch. Đồng thời khử khuẩn cẩn thận cho thiết bị phẫu thuật cũng không nên bỏ qua. Dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm trở lại.
Sau đó là đến vấn đề sử dụng kháng sinh cần kê đơn cụ thể. Sử dụng kháng sinh sẽ có thể thay đổi tùy vào nguyên nhân mắc bệnh. Viêm xương và viêm nội tâm mạc có thể sẽ cần sử dụng kháng sinh khá lâu. Tùy vào diễn biến bác sĩ kê đơn có thể yêu cầu dùng từ 3 đến 6 tuần. Bệnh nhân tràn dịch màng phổi thì cần 3 tuần. Các viêm xuất hiện ở mô tế bào hay mụn nhọt thì tối thiểu 1 tuần nếu dấu hiệu tốt lên.
5. Tác nhân khiến bạn có nguy cơ mắc nhiễm trùng tụ cầu
Vi khuẩn xâm nhập là biểu hiện rõ nhất của suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế khi sức khỏe suy giảm hoặc đang điều trị bệnh lý do viêm đều có nguy cơ cao bị vi khuẩn tụ cầu tấn công. Người mắc chứng rối loạn miễn dịch hay đang dùng thuốc điều trị viêm sẽ cần lưu ý điều này. Đặc biệt một số bệnh nhân sau có nguy cơ cao bị nhiễm trùng tụ cầu:
- Người đang điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin
- Người mắc căn bệnh thế kỷ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch
- Người bị suy giảm chức năng thận phải thực hiện lọc máu định kỳ
- Cơ thể có hệ miễn dịch quá yếu khó cải thiện
- Bệnh nhân ung thư hoặc những người từng điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.
- Vết thương ngoài da hay do côn trùng cắn bị nhiễm trùng không xử lý kịp
- Bệnh nền đường hô hấp như xơ năng hay thũng khí phế.
Cơ thể xuất hiện vết thương hở bất kỳ là do nguyên nhân nào cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn tụ cầu lây lan. Ngoài ra một số thói quen sinh hoạt khác như sống ở nơi đông đúc môi trường không thoáng và vệ sinh ô nhiễm cũng gây ra nhiễm khuẩn. Các vết thương do thể thao gây ra cùng mồ hôi có thể là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Với các căn bệnh xã hội, khi bị vi khuẩn tụ cầu tấn công sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Vấn đề tình dục đồng tính ở nam có thể khiến cả 2 bị tụ cầu tấn công . Hay những người sử dụng chất kích thích chất cấm sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch sau đó là khiến tụ cầu xâm nhập.
6. Chăm sóc bảo vệ người bệnh và người có nguy cơ mắc bệnh
6.1 Phòng bị vi khuẩn cầu tụ
Các phòng bị tốt nhất chính là tránh khỏi những nguyên nhân gây bệnh. Việc giữ vệ sinh cơ thể hay khu vực sinh hoạt là vô cùng cần thiết. Các vật dụng cá nhân không nên dùng chung vì chúng có thể là nguồn lây vô hình mà không hay biết.
Để tránh suy giảm hệ miễn dịch cần đảm bảo thực phẩm ăn uống đều đã chín. Đồ sống sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công. Chế độ sinh hoạt khoa học và điều độ là cách để nâng cao sức đề kháng. Hoạt động cơ thể cùng các lợi khuẩn sẽ hoạt động tốt khi bạn uống đủ nước và nạp đủ dinh dưỡng để chúng hoạt động.
Tiêm thuốc có thể gây nhiễm trùng ngoài ý muốn. Vấn đề này cần lưu ý không thực hiện bởi người không có chuyên môn. Hãy chỉ tiêm thuốc khi bạn hiểu rõ hoặc có sự theo dõi từ bác sĩ.
Bệnh viện là nơi tồn tại nhiều vi rút vi khuẩn do môi trường có nhiều bệnh nhân. Vì thế nơi đây luôn được sát khuẩn thường xuyên. Tuy nhiên, có thể do nguyên nhân khách quan tác động quy trình vô trùng sẽ bị gián đoạn nên bạn cần chú ý.
6.2 Chăm sóc bảo vệ bệnh nhân nội ngoại trú
Sau khi điều trị nhiễm trùng tụ cầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung. Tuy nhiên người mới trải qua phẫu thuật sẽ cần chú ý đến thức ăn để đảm bảo an toàn. Lượng thức ăn không nên quá nhiều mà chỉ vừa đủ đồng thời là phải mềm và dễ tiêu hóa. Nhắc nhở bệnh nhân uống nhiều nước để lọc thải độc tố và cân bằng điện giải.
Khi người bệnh sau phẫu thuật bị nguy hiểm đến khả năng hô hấp hay nhịp tim cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để theo dõi. Các vết thương sau phẫu thuật đều sẽ được vệ sinh thay băng và theo dõi kỹ để tránh nhiễm trùng tái lại. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra chỉ số cơ thể khi cần đặc biệt là chức năng của thận khi đã điều trị 5 ngày.
Sau khi quá trình điều trị nội trú kết thúc, bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân về nhà sử dụng. 3 ngày sau khi xuất viện quay lại tái khám để xác định tiến triển. Trong trường hợp người bệnh sốt cao kéo dài, co giật, mệt mỏi, khó thở, biếng ăn hay nôn ói liên tục lập tức đưa tới bệnh viện để điều trị.
7. Kháng sinh điều trị tụ cầu vàng và lưu ý
Hầu hết nhiễm trùng tụ cầu do S.aureus. Vi khuẩn này khá nhạy cảm với kháng sinh nên cần chú ý. Nếu nhiễm trùng ở mức độ nhẹ sẽ kê đơn kháng sinh để bệnh nhân uống. Khi tình trạng năng hơn sẽ có thể cân nhắc tiêm kháng sinh tĩnh mạch hay dùng cả tiêm lẫn uống thuốc để tăng hiệu quả.
Kháng sinh phổ biến được sử dụng dành cho S.aureus là oxacillin và naicilin. Nếu chủng vi khuẩn được phát hiện thuộc nhóm MRSA sẽ dùng kháng sinh vancomycin, daliopristin.
Cách sử dụng kháng sinh điều trị sẽ không cố định. Đây chỉ là những kháng sinh phổ biến. Với tình trạng phức tạp hơn, việc sử dụng kháng sinh sẽ được theo dõi và điều chỉnh. Nếu ban đầu hiệu quả tốt giảm dần bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thay thế để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh cũng được chế tạo để nâng cao công dụng lên. Với nghiên cứu phân tích vi khuẩn gram tụ cầu, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tương tự. Dựa vào số liệu cùng kết quả mà đánh giá chọn lọc. Mức độ hoạt động của kháng sinh mới được bào chế sẽ tăng cao giúp chống lại vi khuẩn nhưng không gây nguy hiểm cho cơ quan hay tế bào mô trong cơ thể của bệnh nhân.
Các kháng sinh điều trị tụ cầu vàng rất đa dạng. Chúng là một căn bệnh có thể biến chứng lây lan không đơn thuần. Vì thế số lượng kháng sinh được bào chế để điều trị tụ cầu vàng khá nhiều. Tùy thuộc vào độ hoạt động và tính nguy hiểm mà bác sĩ sẽ cân nhắc để kê đơn lựa chọn kháng sinh cùng phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về thuốc cũng như bệnh tại cơ sở bệnh viện uy tín.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.