Loãng xương ở người cao tuổi – Chăm sóc và dự phòng loãng xương

Loãng xương ở người cao tuổi là căn bệnh thường gặp nhưng mức độ nghiêm trọng lại khác nhau ở từng người. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến tình trạng này, đồng thời hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. 

Bài viết được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

1. Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi

Quá trình lão hóa của các cơ quan do tuổi cao làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Cùng với đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương càng làm tăng nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.

Do tuổi cao, người già thường ít vận động dẫn đến giảm quá trình tái tạo xương. Nhiều người cao tuổi hạn chế di chuyển và ít ra ngoài trời, làm giảm cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (nguồn tổng hợp vitamin D). Kết quả là quá trình hấp thu canxi không được tối ưu, lượng canxi bài tiết tăng lên dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

Ngoài ra, người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý mãn tính, bao gồm các bệnh về thận, nội tiết, và những hậu quả từ việc sử dụng thuốc corticoid kéo dài. 

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân gây loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là một trong số các bệnh xương khớp thường gặp hiện nay, và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy đâu là nguyên nhân gây loãng xương và ai là người dễ bị loãng xương?

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II, Phạm Trung Hiếu , chuyên khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình , Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phạm Trung Hiếu
Phạm Trung Hiếu
Bác sĩ chuyên khoa II,
Ngoại chấn thương chỉnh hình
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

2. Dấu hiệu bệnh  

  • Đau nhức ở xương;
  • Đau tại cột sống;
  • Cột sống bị gù hoặc cong vẹo, chiều cao giảm đi;
  • Gãy xương;
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến toàn thân.

Ngoài các triệu chứng liên quan đến xương khớp, người cao tuổi bị loãng xương còn cảm thấy ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút và ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.

3. Loãng xương gây hậu quả gì?

3.1 Đau nhức

Do tình trạng thiếu hụt canxi ngày càng gia tăng, xương trở nên suy yếu, loãng và xốp, dẫn đến các triệu chứng đau đớn rõ rệt.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở lưng, tay chân, các khớp, hông, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng và đốt sống thắt lưng. Tình trạng đau nhức xương và các khớp thường biểu hiện rõ nhất vào ban đêm.

3.2 Mất ngủ

Những cơn đau nhức xương khớp do loãng xương ở người cao tuổi dẫn đến tình trạng mất ngủ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến người cao tuổi vốn đã khó ngủ lại càng khó ngủ hơn.

3.3 Trầm cảm

Cơn đau xương và chứng mất ngủ khiến người lớn tuổi mệt mỏi, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm cao hơn. 

Đau nhức xương khớp khiến sức khỏe người già ngày một giảm sút
Đau nhức xương khớp khiến sức khỏe người già ngày một giảm sút

3.4 Gù vẹo cột sống

Tình trạng loãng xương ở người cao tuổi có khả năng dẫn đến biến dạng, gây ra tình trạng gù vẹo cột sống.

3.5 Gãy xương

Loãng xương có thể gây ra gãy xương mà không cần va chạm hoặc hoạt động mạnh.

3.6 Tàn phế

Các va chạm nhỏ hoặc ngã nhẹ có thể dễ dàng làm gãy xương ở người cao tuổi, đặc biệt là khi xương đã trở nên yếu. Việc điều trị gãy xương ở người cao tuổi khá khó khăn và nếu không được xử lý đúng cách, người bệnh có thể gặp phải hậu quả nghiêm trọng như tàn phế.

3.7 Tử vong

Gãy xương không chỉ mang lại cảm giác đau đớn mà còn khiến người bệnh mất khả năng vận động, đối mặt nguy cơ tàn phế và phụ thuộc vào người khác. Hậu quả nghiêm trọng nhất là gia tăng nguy cơ tử vong. Theo một số nghiên cứu, khoảng 30% - 50% trường hợp gãy cổ xương đùi dẫn đến tử vong trong vòng một năm.

4. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi

4.1 Điều trị không dùng thuốc

4.1.1 Chế độ ăn

Người lớn tuổi cần tăng cường lượng canxi trong chế độ dinh dưỡng bằng cách tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, rau xanh sậm màu, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thực phẩm nhiều vitamin D bằng cách ăn trứng, cá hồi và các nguồn thực phẩm khác. Đồng thời, người bệnh cần tránh sử dụng nước có ga cũng để giảm nguy cơ loãng xương. 

Người cao tuổi nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Người cao tuổi nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D

4.1.2 Vận động

Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ tuổi là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe xương. Người bệnh nên vận động hàng ngày và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút để hỗ trợ quá trình này.

4.2 Điều trị dùng thuốc

4.2.1 Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau nên được sử dụng một cách cẩn thận khi thực sự cần thiết. Việc lựa chọn thuốc giảm đau còn phụ thuộc vào mức độ đau.  

Các loại phổ biến như Paracetamol hoặc Calcitonine không chỉ ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương mà còn giảm đau do tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.  

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, đặc biệt là Corticosteroides.

4.2.2 Thuốc làm tăng mật độ xương

Biphosphonate là loại thuốc phổ biến được sử dụng để tăng mật độ xương, được điều chế dưới dạng viên uống hoặc truyền tĩnh mạch. Ví dụ, Fosamax 70mg là một loại viên uống thường được sử dụng, uống một viên mỗi tuần, trong khi đó, dạng truyền đóng chai có thể tích là 100 mL và được truyền một năm một lần.

Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế quá trình hủy xương, trong khi vẫn duy trì quá trình tạo xương bình thường, dẫn đến tăng mật độ xương. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, quá trình tăng mật độ xương có thể gặp khó khăn nên liệu pháp cần được duy trì trong nhiều năm, thậm chí liên tục trong 4-5 năm.

Trước khi sử dụng thuốc ức chế hủy xương để điều trị loãng xương ở người cao tuổi cần đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Đây là yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình tái tạo xương.  

Người cao tuổi có thể sử dụng viên uống chứa Canxi nano, Vitamin D3, và MK7, kèm theo nhiều dưỡng chất khác như Silic, Mangan, Magie, Kẽm... Canxi nano được hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả hơn gấp 200 lần so với canxi thông thường, Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thụ canxi từ ruột vào máu, trong khi MK7 giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương, tạo nên hệ thống xương chắc khỏe.

Điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và tăng mật độ xương theo đơn của bác sĩ.
Điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và tăng mật độ xương theo đơn của bác sĩ.

5. Phòng ngừa loãng xương cho người cao tuổi

Để chữa trị loãng xương ở người cao tuổi, người lớn tuổi cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí, không phải lúc nào cũng có kết quả ngay lập tức. Do đó, phương pháp tốt nhất là phòng tránh loãng xương.

Mọi người nên tối ưu hóa khối lượng xương từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm tình trạng mất xương khi già. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng kết hợp cùng chăm chỉ tập luyện là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa loãng xương.

5.1 Chế độ dinh dưỡng

Người lớn tuổi cần duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và cân đối để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đặc biệt, người lớn tuổi cần chú ý đến việc tiêu thụ các khoáng chất, đặc biệt là canxi và protein, bởi vì khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người lớn tuổi bị hạn chế.

Trong danh sách thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi, sữa là nguồn cung cấp canxi và protein tốt cho người già. Mỗi ngày, người cao tuổi nên tiêu thụ khoảng 500 - 1000ml từ các nguồn như sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

Một chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa loãng xương. Ngoài tiêu thụ thực phẩm giàu canxi, người lớn tuổi cũng cần bổ sung magie, photpho, và vitamin D vào chế độ ăn uống.

Để đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng quan trọng như canxi, vitamin D... cho cơ thể trong trường hợp chế độ ăn không cung cấp đủ, mọi người có thể lựa chọn bổ sung nano canxi.

Canxi nano giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng mà không gây ra các vấn đề như táo bón hoặc sỏi thận thường gặp khi sử dụng canxi thông thường. Một viên uống duy nhất kết hợp cả canxi nano, vitamin D3 và MK7 giúp cung cấp canxi cho xương, từ đó giúp xương trở nên chắc khỏe.

Đối với phụ nữ, để phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi, phụ nữ cần bổ sung nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh để giữ cho xương chắc khỏe và ngăn chặn loãng xương. EstroG-100 là một sản phẩm thảo dược an toàn và hiệu quả, được đánh giá cao với chị em ở giai đoạn này.

5.2 Chế độ luyện tập

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cũng cần duy trì một lịch trình hoạt động đa dạng, bao gồm tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và tăng cường các hoạt động ngoài trời.

Vận động thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe tim mạch, hô hấp và tiêu hóa mà còn giúp bảo vệ hệ thống xương khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa và loãng xương bằng cách kích thích hoạt động của tế bào tạo xương và tăng cường sự hấp thu canxi và protein. 

Người già cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với các hoạt động thể lực ngoài trời để đẩy lùi loãng xương
Người già cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với các hoạt động thể lực ngoài trời để đẩy lùi loãng xương

6. Chăm sóc cho bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương

Để chăm sóc người mắc chứng loãng xương ở người cao tuổi, người nhà nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Người cao tuổi nên vận động khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày, thực hiện các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga...  
  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế làm việc nặng để tránh gây thêm tổn thương cho cơ bắp và xương.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu, bia, nước có ga, thuốc lá và các chất kích thích khác vì các loại thực phẩm này làm trở ngại cho quá trình điều trị và làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương.
  • Tăng cường cung cấp dinh dưỡng đúng cách, đặc biệt là tăng cường lượng canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn hàng ngày.  
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển nghiêm trọng của loãng xương. 
Gia đình cần hạn chế người bệnh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích vì các loại thực phẩm này làm trở ngại cho quá trình điều trị và làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương
Gia đình cần hạn chế người bệnh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích vì các loại thực phẩm này làm trở ngại cho quá trình điều trị và làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã khẳng định vị thế là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân trong việc chẩn đoán các bệnh lý về cơ xương khớp. Khi đến khám tại hệ thống y tế Vinmec, quý khách hàng sẽ được:

  • Đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia có trình độ cao, tận tâm và cam kết hết mình vì lợi ích của bệnh nhân.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và điều trị bệnh được thực hiện một cách toàn diện và chuyên nghiệp.
  • Bệnh viện trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, sang trọng và được bảo quản vệ sinh tối đa.
  • Đảm bảo an toàn và sự riêng tư tuyệt đối cho khách hàng.
  • Sử dụng mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại và hiệu quả nhằm tối ưu hóa quy trình điều trị. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe