Liệu pháp huyết tương phục hồi trong điều trị cho những bệnh nhân nhiễm COVID 19 được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho các y bác sĩ điều trị người bệnh, nhất là người có tiến triển bệnh nặng.
1. Liệu pháp huyết tương hồi phục là gì?
Liệu pháp huyết tương hồi phục là phương pháp sử dụng máu của những người bị bệnh đã khỏi bệnh để điều trị cho những bệnh nhân khác. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sử dụng liệu pháp huyết tương phục hồi trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm coronavirus 2019 (COVID-19) vì hiện tại không có phương pháp điều trị COVID-19 nào được chấp nhận.
Liệu pháp huyết tương phục hồi trong điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 dựa trên nguyên lý máu của những người đã hồi phục sau COVID-19 có kháng thể chống lại virus gây ra nó. Máu hiến tặng sẽ được xử lý để loại bỏ các tế bào máu để lấy huyết tương và kháng thể. Những người mắc COVID-19 có thể tiêm huyết tương này để tăng cường khả năng chống lại virus.
2. Tại sao liệu pháp huyết tương phục hồi được sử dụng?
Liệu pháp huyết tương hồi phục có thể được áp dụng cho những bệnh nhân dương tính với COVID-19. Liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân phục hồi khi bị nhiễm COVID-19, nó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc rút ngắn thời gian mắc bệnh.
3. Những rủi ro có thể gặp
Từ trước đến nay, máu đã và đang được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và nó thường rất an toàn. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm COVID-19 từ huyết tương dưỡng bệnh vẫn chưa được kiểm tra. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng rủi ro là thấp vì những người hiến tặng đã bình phục hoàn toàn sau khi bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, liệu pháp huyết tương hồi phục còn có một số rủi ro như sau:
- Phản ứng dị ứng
- Tổn thương phổi và khó thở
- Nhiễm trùng như HIV và viêm gan B và C
Tuy nhiên, nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm trùng sau khi sử dụng liệu pháp huyết tương phục hồi là thấp vì máu được hiến tặng phải được kiểm tra độ an toàn trước khi thực hiện. Mức độ biến chứng có thể xảy ra từ nhẹ hoặc không có biến chứng đến mức độ có các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
4. Tiến trình thực hiện liệu pháp huyết tương phục hồi
Đối với những bệnh nhân dương tính với COVID 19 đang nằm viện, bác sĩ sẽ cân nhắc liệu pháp huyết tương phục hồi. Thủ thuật chỉ được tiến hành khi huyết tương hiến tặng tương thích với nhóm máu của bệnh nhân.
Để đưa huyết tương dưỡng bệnh vào người bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ sẽ chèn một kim tiêm kết nối với đường truyền tĩnh mạch hoặc IV vào tĩnh mạch ở một trong hai cánh tay của bệnh nhân. Sau khi gắn kim xong, túi huyết tương vô trùng được gắn vào ống và huyết tương chảy ra khỏi túi và đi vào ống. Mất khoảng một đến hai giờ để hoàn tất quá trình truyền huyết tương phục hồi.
Sau đó, bệnh nhân sẽ được quan sát chặt chẽ bởi các nhân viên y tế. Bác sĩ sẽ ghi lại phản ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị, ghi lại thời gian người bệnh cần ở lại bệnh viện và liệu bệnh nhân có cần phải sử dụng các liệu pháp khác hay không.
Hiện tại vẫn chưa thể khẳng định liệu pháp huyết tương dưỡng bệnh là phương pháp điều trị hiệu quả đối với COVID-19. Tuy nhiên, kết quả cho thấy liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh.
Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng nhỏ và chương trình tiếp cận quốc gia cho thấy liệu pháp huyết tương phục hồi có thể rút ngắn thời gian điều trị COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu pháp này có phải là phương pháp điều trị hiệu quả đối với COVID-19 hay không.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org