Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mới nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc rất cần thiết vì nếu chưa có sự bảo vệ từ kháng thể để chống lại vi khuẩn, người mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh và lây nhiễm cho con.

Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính gây ra do trực khuẩn Clostridium Tetanus. Độc tố của vi khuẩn uốn ván khá mạnh, gây bệnh nhanh. Bệnh nhân khi mắc phải uốn ván nhưng không can thiệp điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Trực khuẩn gây bệnh uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống quanh ta, có khả năng lây nhiễm qua vết thương hở.

Theo số liệu thống kê được, những người mắc phải uốn ván có tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%. Con số này còn cao hơn đối với trẻ sơ sinh, lên tới 95% số ca mắc tử vong. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn,...

1. Vì sao bà bầu nên tiêm phòng uốn ván?

Tiêm phòng vắc - xin uốn ván cho bà bầu giúp cơ thể mẹ tự tạo ra một lượng kháng thể trước, tránh nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm trong khi chuyển dạ. Ngoài ra, tiêm phòng uốn ván cho mẹ cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván cho trẻ sau khi sinh

Vì thế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở cả mẹ và em bé, chuẩn bị tốt hơn cho thời điểm chuyển dạ sinh con quan trọng.

2. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần thực hiện vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ hoặc theo chỉ định đặc biệt của bác sĩ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 - 35 tuổi, đang có thai hoặc không có thai) đều cần được chủng ngừa uốn ván để tạo ra kháng thể từ trước, giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ đầy đủ trong trường hợp bị vi khuẩn uốn ván tấn công.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là 5 mũi, trong đó đối với phụ nữ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Cụ thể, thời điểm tiêm vắc - xin uốn ván cho bà bầu được liệt kê theo các mốc dưới đây:

  • Mũi 1: Cần tiêm phòng sớm khi mới có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ chưa nhận được liều vắc - xin uốn ván nào;
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi đầu tiên và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi thứ 2 hoặc trong lần mang thai sau;
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi thứ 3 hoặc trong lần mang thai sau;
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi thứ 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:

Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.

Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Với phụ nữ đã tiêm ngừa đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần tiếp theo với thời điểm tiêm mũi cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván trở lại. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm phòng đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 2 mũi nữa. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi. Như vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu tuần bao nhiêu còn tùy thuộc vào số mũi vắc - xin trước đó và khoảng cách kể từ lần tiêm cuối cùng.


Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván đúng lịch
Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván đúng lịch

3. Tại sao nên tiêm vắc - xin bạch hầu - uốn ván - ho gà cho bà bầu?

Uốn ván, bạch hầu và ho gà là những bệnh rất nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và em bé sau sinh.

  • Bệnh uốn ván :

Hiện nay, số ca mắc uốn ván đã giảm đi đáng kể. Tuy vậy, nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể xảy ra. Uốn ván gây đau cơ và căng cứng, thường biểu hiện trên khắp cơ thể. Biến chứng của uốn ván dẫn đến hiện tượng siết chặt các cơ ở vùng đầu và cổ, khiến cho bệnh nhân không thể mở miệng, nuốt hoặc đôi khi trở nên rất khó thở. Tỷ lệ tử vong do uốn ván là khoảng 1 trên 10 người bị nhiễm, ngay cả khi đã được chăm sóc và điều trị.

  • Bệnh bạch hầu:

Bệnh bạch hầu hiện nay cũng rất hiếm khi xảy ra. Bệnh nhân xuất hiện một lớp giả mạc phủ dày ở phía sau cổ họng. Bạch hầu có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, suy tim, tê liệt, thậm chí tử vong.

  • Bệnh ho gà:

Ho gà là những cơn ho dữ dội, biểu hiện khó thở, nôn mửa và rối loạn giấc ngủ. Vài tháng đầu đời là thời gian trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất và dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh đều là trẻ sơ sinh chưa được bảo vệ bởi vắc - xin. Nguyên nhân là vì các bé còn quá nhỏ để được bảo vệ bởi việc tiêm vắc - xin phòng bệnh. Theo đó, chủng ngừa chỉ có thể bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi. Để bảo vệ em bé trong khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm này, bà bầu nên tiêm vắc - xin uốn ván, bạch hầu và ho gà trong mỗi lần mang thai.

Sau khi được tiêm phòng vắc - xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà, cơ thể bà bầu sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết và truyền cho em bé trước khi sinh. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà trong vài tháng đầu đời. Tiêm vắc - xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà cho bà bầu cũng giúp bảo vệ em bé tránh khỏi một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Lượng kháng thể trong cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ đạt mức cao nhất trong khoảng 2 tuần sau khi được tiêm ngừa, tuy nhiên cần khoảng 2 tuần để truyền kháng thể cho em bé trong bụng. Do vậy, thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc - xin uốn ván, bạch hầu, ho gà cho bà bầu là giai đoạn đầu trong tam cá nguyệt thứ 3.

Lượng kháng thể được sinh ra sau khi chủng ngừa vắc - xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, nữ giới nên tiến hành tiêm nhắc lại đối với vắc - xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà trong mỗi lần mang thai. Điều này cho phép em bé trong những thai kỳ sau này có thể nhận được lượng kháng thể tối đa từ người mẹ để phát huy tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa bệnh.

  • Khuyến cáo bà bầu nên tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà trong mỗi lần mang thai;
  • Thời gian tối ưu để tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà là từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ và tốt là trong giai đoạn đầu của khoảng thời gian này. Điều này là để tối đa hóa phản ứng kháng thể của mẹ và truyền kháng thể thụ động cho trẻ;
  • Hiếm khi em bé phải nhập viện điều trị hoặc tử vong vì ho gà khi người mẹ trước đó đã được tiêm ngừa Tdap, thay vì tiêm trong thời kỳ hậu sản.

Tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà sau sinh sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu:

  • Tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà sau sinh không thể cung cấp khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh, trong khi đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất với các biến chứng nghiêm trọng của bệnh;
  • Trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh ho gà từ người khác, bao gồm anh chị em, ông bà và những người thân khác;
  • Phải mất khoảng 2 tuần sau khi được tiêm ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà thì người mẹ mới có thể truyền kháng thể bảo vệ khỏi bệnh ho gà cho con, điều đó có nghĩa là người mẹ vẫn có nguy cơ mắc bệnh và lây cho em bé sơ sinh của mình trong khoảng thời gian này.

Nên tiêm vắc - xin bạch hầu - uốn ván - ho gà cho bà bầu
Nên tiêm vắc - xin bạch hầu - uốn ván - ho gà cho bà bầu

4. Giá tiêm phòng uốn ván bà bầu

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vắc - xin phòng ngừa uốn ván, được chia làm 2 nhóm chính là vắc - xin đơn giá (chỉ phòng một bệnh duy nhất) và vắc - xin kết hợp (phòng một lúc bạch hầu – ho gà – uốn ván). Giá tiêm phòng uốn ván bà bầu cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào loại vắc - xin sử dụng.

Tại các cơ sở y tế, vắc - xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn chất lượng, không ảnh hưởng đến thai nhi, có khả năng bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng mà nên thực hiện tiêm phòng theo đúng khuyến cáo.

5. Những điều cần lưu ý khi tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu

Tiêm vắc - xin uốn ván cho bà bầu có thể gây ra cảm giác đau buốt nhẹ ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là một phản ứng bình thường khi tiêm vắc - xin vào cơ thể và không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian (thường là khoảng 3 - 4 ngày).

Trong một số trường hợp, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc - xin uốn ván nếu như đang bị bệnh khớp, bệnh thận, cúm, mang đa thai hoặc nguy cơ cao sinh non.

6. Vì sao nên tiêm phòng uốn ván tại Vinmec?

Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp nhiều loại vắc - xin đa dạng, đặc biệt là các loại vắc - xin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong đó, vắc - xin tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bao gồm:

  • Vắc-xin Uốn ván hấp phụ (TT) sản xuất bởi Viện vắc-xin và sinh phẩm Y tế, Việt Nam.
  • Vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván : Boostrix (Bỉ) hoặc Adacel (Phap).

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.
  • 100% khách hàng chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

7. Hướng dẫn đặt lịch tiêm phòng tại Vinmec


Có thể đặt lịch tiêm phòng tại Vinmec qua tổng đài, đặt lịch trực tuyến hoặc đến trực tiếp
Có thể đặt lịch tiêm phòng tại Vinmec qua tổng đài, đặt lịch trực tuyến hoặc đến trực tiếp

Cách 1: Đặt hẹn qua Tổng đài

Quý khách liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Bệnh viện hoặc Phòng khám của Vinmec trên toàn quốc.

  • Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội): Hotline: 02439743556
  • Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM): Hotline: 028 3622 1166
  • Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa): Hotline: 0258 3900 168
  • Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh): Hotline: 0203 3828 188
  • Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng): Hotline: 0225 7309 888
  • Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng): Hotline: 0236 3711 111
  • Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang): Hotline: 029 7398 5588

Cách 2: Đặt hẹn trực tuyến

Cách 3: Đặt hẹn trực tiếp

Quý khách có thể đến đặt lịch trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc theo danh sách DƯỚI ĐÂY

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe