Sự phát triển của trẻ mẫu giáo (từ 35 đến 36 tháng)

Đến sinh nhật thứ ba, trẻ đi học mẫu giáo có thể tự mặc áo cho mình, vẽ một đường thẳng và giữ thăng bằng trên một chân ít nhất 1 giây. Con thậm chí biết tự chuẩn bị ngũ cốc ăn sáng. Sự tinh nghịch ở độ tuổi này là khởi đầu cho cuộc sống năng động trong tương lai.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

1. Chạy và nhảy mà không cần suy nghĩ

Hầu hết các trẻ mẫu giáo 36 tháng đều không còn bụ bẫm như hồi trẻ mới biết đi mà đã cao hơn và tay chân cũng rắn chắc hơn. So sánh với hồi 1 - 2 tuổi, mẹ sẽ thấy bé đã lớn và khỏe mạnh nhiều, bước chân cũng tự tin hơn. Nhiều chuyển động cơ bản của con đã trở thành bản chất. Nghĩa là trẻ mẫu giáo 35 tháng không còn cần tập trung tinh thần cao độ để đi, đứng, chạy hoặc nhảy. Một số hành động khác như kiễng chân hoặc giữ thăng bằng một chân, có thể vẫn cần sự tập trung và nỗ lực.

Hầu như các bé 3 tuổi bé thích chạy nhảy tự do và chơi đuổi bắt đơn giản, chứ vẫn chưa sẵn sàng tham gia thi đấu thể thao một cách có tổ chức. Bố mẹ chỉ cần cùng ra sân chơi bóng và chạy nhảy thoải mái với con để thúc đẩy phát triển kỹ năng thể chất, không đặt ra luật lệ khiến bé cảm thấy bị ràng buộc. Thông qua trò chơi này, con cũng có cơ hội học được các quy tắc, cách thương lượng và giải quyết xung đột.


Hầu như các bé 3 tuổi bé thích chạy nhảy tự do và chơi đuổi bắt đơn giản
Hầu như các bé 3 tuổi bé thích chạy nhảy tự do và chơi đuổi bắt đơn giản

2. Chú ý trong thời gian dài hơn

Thời gian trẻ đi học mẫu giáo có thể tập trung vào một hoạt động đã tăng lên đáng kể. Cùng với việc đạt được các kỹ năng xã hội phức tạp hơn, lúc này con đã có thể chơi các trò phức tạp với nhiều người khác, như đuổi bắt hoặc các lá bài thiếu nhi.

Và trong khi mải mê bởi những trò chơi lôi cuốn, trẻ đi học mẫu giáo lại ít tập trung, dễ phân tâm trước những yêu cầu của mẹ. Nếu muốn con chú ý, thay vì nói to và la hét khiến trẻ hoảng sợ, bố mẹ chỉ nên nói chuyện với con nhẹ nhàng.

Những bé phải nghe mắng quá thường xuyên sẽ có xu hướng lãng tránh hoặc bỏ ngoài tai. Mặc khác, nói chuyện dịu dàng và thì thầm lại rất có sức hấp dẫn, nhất là khi mẹ điều chỉnh giọng điệu và thêm những từ như: bí mật, đặc biệt và kỳ diệu... Trẻ sẽ nghĩ rằng lời mẹ nói thật tuyệt vời và thú vị, do đó phải chạy đến gần hơn để lắng nghe.

3. Không còn ngủ trưa

Trẻ mẫu giáo 35 tháng có thể chỉ cần chợp mắt một chút vào buổi trưa, hoặc hoàn toàn không ngủ trưa ở một số nền văn hóa. Tuy nhiên, hãy cố gắng sắp xếp thời gian yên tĩnh, thư thái vào buổi trưa. Cho dù con có ngủ hay không thì nghỉ ngơi cũng sẽ giúp bé bình tĩnh hơn trong ngày, ít quấy khóc vì mệt mỏi. Ở độ tuổi này, trẻ cần sự riêng tư và thời gian thư giãn một mình giữa một ngày bận rộn để cảm thấy ổn định và thoải mái.


Cho dù con có ngủ hay không thì nghỉ ngơi cũng sẽ giúp bé ít quấy khóc vì mệt mỏi
Cho dù con có ngủ hay không thì nghỉ ngơi cũng sẽ giúp bé ít quấy khóc vì mệt mỏi

4. Khám phá cơ thể

Trẻ đi học mẫu giáo bắt đầu quan tâm đến bộ phận bên trong quần áo của người khác là một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Cố gắng không phản ứng quá sốc hoặc kinh hãi nếu bạn thấy con mình đang giả làm bác sĩ và thăm khám vùng kín một đứa trẻ khác, hoặc cả hai đứa trẻ chạy tung tăng trong phòng mà không mặc đồ. Bạn chỉ cần cho con biết rằng bộ phận sinh dục là vùng riêng tư của mỗi người và cần được giữ kín, không cho ai xem. Sau đó, hướng cả hai trẻ đến một hoạt động khác, như hỏi “Có ai ăn bánh không?”.

Cách xử lý như vậy có thể giúp bé cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đã lỡ chơi một trò cấm kỵ. Hơn nữa, nếu bạn xử lý vấn đề ngay từ bây giờ mà không né tránh, con sẽ có một thái độ lành mạnh về tình dục khi ngày càng phát triển lớn hơn.

5. Dấu hiệu phát triển lùi

Trẻ đi học mẫu giáo phải đối mặt với sự thay đổi lớn về môi trường sống và chia ly bố mẹ, vì vậy con có thể phát triển lùi. Tình trạng này thể hiện ở việc con không chịu tiếp tục những kỹ năng đã từng thông thạo trước đây như bỗng nhiên tè dầm sau khi đã biết tự ngồi bô, đòi được đút cho ăn dù đã biết dùng muỗng nĩa, hoặc nói chuyện ngô nghê, khó hiểu.

Bố mẹ dễ bực bội và phản ứng tiêu cực khi trẻ 3 tuổi đột nhiên hành xử như một em bé nhỏ hơn. Nhưng đây có thể là dấu hiệu cho thấy con cảm thấy không thoải mái và cần được quan tâm nhiều hơn. Việc hành động giống như một em bé nổi loạn là do con muốn trở về khoảng thời gian an toàn ngày trước, khi được ở bên mẹ và chơi tự do cả ngày trong nhà.

Đối với trường hợp này, đừng yêu cầu con hành động như một cô / cậu bé trưởng thành, tránh gây thêm áp lực cho con. Ngược lại, nên thưởng hoặc khen ngợi khi chơi cùng con, chú ý con lâu hơn một chút, thường xuyên gần gũi, ôm ấp và vuốt ve con. Đồng thời, bạn nên giảm bớt sự kỳ vọng, giúp đỡ khi con dọn dẹp hoặc mặc quần áo cho đến khi trẻ sẵn sàng lấy lại khả năng tự chủ, tự lập.

Giai đoạn phát triển lùi của trẻ mẫu giáo 36 tháng sẽ tự qua đi khi bé quen dần với trường học và được quan tâm đúng mức. Trường hợp ngoại lệ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị suy yếu về thể chất, vận động cơ yếu đuối, triệu chứng ban đầu của bệnh tự kỷ hoặc một số bệnh lý hay gặp ở trẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.


Trẻ đi học mẫu giáo phải đối mặt với sự thay đổi lớn về môi trường sống vì vậy con có thể phát triển lùi
Trẻ đi học mẫu giáo phải đối mặt với sự thay đổi lớn về môi trường sống vì vậy con có thể phát triển lùi

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Ngoài ra, trẻ mẫu giáo cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe