Làm sao để đồng cảm với người khác?

Làm sao để đồng cảm với người khác - tưởng chừng là câu hỏi không mang nhiều điều đặc biệt, nhưng bạn sẽ là người đặc biệt nếu là một người đồng cảm. Những người có khả năng đồng cảm cao có khả năng có nhiều bạn bè hơn, nhiều mối quan hệ có ý nghĩa hơn. Vậy làm thế nào để có thể đồng cảm với người khác?

1. Đồng cảm là gì? Làm sao để đồng cảm?

Một điều dễ hiểu là bạn sẽ biết cách để đồng cảm với người khác hơn khi có thông tin về một khái niệm tưởng chừng như mơ hồ này. Sự đồng cảm là sự thấu hiểu trải nghiệm của người khác đến mức bạn có thể tưởng tượng rằng chính mình đã trải qua trải nghiệm của họ. Đây là nền tảng cho sự tử tế và cảm thông. Nó giúp chúng ta trong các mối quan hệ hiểu được mong muốn, trải nghiệm và cảm xúc của người kia.

Đồng cảm khác với sự cảm thông, vì sự cảm thông chỉ tập trung vào việc phản hồi hoặc phản ứng lại những trải nghiệm.

Sự đồng cảm có thể chia làm hai loại:

  • Đồng cảm cảm xúc: Từ tên có lẽ cũng phần nào bạn hiểu được tính chất của nhóm này. Đồng cảm cảm xúc đề cập đến trạng thái có thể cảm thấy cùng một cảm xúc với người khác, đau khổ trước khó khăn của họ, tiếp đến là tình thương. Vì vậy, cảm giác đau khổ mà bạn có thể cảm thấy không liên quan đến cảm giác của người kia, mà là cảm giác buồn bã của cá nhân bạn khi người khác đang phải trải qua một điều gì đó đau đớn.
  • Đồng cảm nhận thức: Đây là cách bạn có thể nhận thức và hiểu về mặt lý trí những gì mà người khác đang trải qua. Cách để đồng cảm với người khác này giống như một kỹ năng hơn là đồng cảm cảm xúc và cần thời gian để trau dồi. Đồng cảm nhận thức bao gồm thời gian để học cách xác định một số cảm xúc và hành vi.

Xem ngay: Bắt chước cảm xúc tạo ra sự đồng cảm


Giải đáp làm sao để đồng cảm với người khác?
Giải đáp làm sao để đồng cảm với người khác?

2. Làm sao để đồng cảm với người khác?

Nhiều nhà khoa học thần kinh tin rằng sự đồng cảm chỉ đơn thuần là quá trình mô phỏng cảm xúc tương tự ở bản thân mà chúng ta thấy ở người khác. Tuy nhiên, các bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng, chúng ta có các tế bào thần kinh chuyên biệt trong não được gọi là “tế bào thần kinh gương” được kích hoạt khi chúng ta nhìn và cảm nhận cảm xúc. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự đồng cảm được tạo ra từ những tế bào thần kinh gương này.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học khác tin rằng sự đồng cảm được tạo ra hoàn toàn thông qua trí tuệ. Giả thuyết là chúng ta có thể trải nghiệm sự đồng cảm bằng cách nhìn người khác và dùng lý trí để xác định cách chúng ta nên cảm thấy hoặc phản ứng với cảm xúc của người khác.

Mặc dù có rất nhiều lý thuyết, nhưng chúng ta không biết chính xác như thế nào về sự đồng cảm. Rất có thể, đó là sự kết hợp của tất cả hoặc một số lý thuyết này. Trong cuộc sống hằng ngày, đồng cảm là một phần tự nhiên của quá trình phát triển con người và ngay cả ở động vật. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến một người về khả năng đồng cảm với người khác ít hay nhiều. Điều đó không có nghĩa sự đồng cảm là bẩm sinh, mà thực tế là bạn có thể rèn luyện qua thời gian. Một số cách cách để đồng cảm với người khác bạn có thể thử áp dụng như:

  • Cảm thấy tò mò hơn về người lạ: Những người đồng cảm là những người tò mò về những người xung quanh họ. Họ có thể bắt chuyện với người lạ hoặc quan sát người khác một cách cởi mở hơn. Sự tò mò này giúp chúng ta đồng cảm, vì cho thấy những thế giới quan, lối sống khác nhau và những người mà chúng ta không thường gặp.
  • Tập trung vào những điểm tương đồng hơn là sự khác biệt: Mỗi người trong chúng ta đều có những thành kiến nhất định. Luôn có nhiều cách để dồn người khác vào nhận định của mình và đưa ra giả thuyết về họ dựa trên khuôn mẫu hoặc định kiến ​​văn hóa. Làm điều này với người khác khiến chúng ta không hiểu được cá tính và sự độc đáo của họ.

Lắng nghe nhưng cũng phải chia sẻ để đồng cảm với người khác
Lắng nghe nhưng cũng phải chia sẻ để đồng cảm với người khác

  • Hãy đặt mình vào vị trí của ai đó: Ví dụ: thay vì đi ngang qua người vô gia cư trong ga xe lửa và chỉ đơn giản nghĩ xem họ trông ô uế như thế nào, hãy thử và hiểu rõ hơn về cuộc sống của họ. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy muốn mang cho họ một bữa ăn, sự chăm sóc hay liên hệ với các tổ chức cho người vô gia cư. Dù bằng cách nào, hòa mình vào cuộc sống và trải nghiệm của người khác là một cách tuyệt vời để tăng sự đồng cảm của bạn.
  • Lắng nghe nhưng cũng phải chia sẻ: Đồng cảm không chỉ là việc có sự cảm thông với người khác mà còn là thể hiện bản thân với họ. Việc tin tưởng và chia sẻ với ai đó bằng những suy nghĩ và cảm xúc chân thành của bạn là điều cốt yếu để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và đồng cảm với người khác.
  • Đề nghị trợ giúp: Khi mọi người cảm thấy đau buồn sâu sắc cho những nạn nhân của một thảm họa thiên nhiên, họ tiến gần hơn đến việc đặt mình vào vị trí của người khác. Nhưng chỉ cảm nhận nỗi đau của người khác, mặc dù nó có thể nâng cao cảm giác thân thuộc và được thấu hiểu nếu được giao tiếp, nhưng không tối đa hóa cơ hội để nâng cao sức khỏe. Lợi thế của việc biết những gì người khác đang trải qua là bạn có thể xác định rõ hơn những gì người khác cần. Bởi vì sự đồng cảm có nghĩa là bạn đang chấp nhận cảm xúc chứ không phải hoàn cảnh khó khăn đã làm nảy sinh nó.

Để sự đồng cảm đạt hiệu quả cao nhất và tối đa hóa hạnh phúc, điều quan trọng là bạn phải cảm nhận được nỗi đau của người khác và cũng biết rằng bạn có thể làm điều gì đó để giải quyết vấn đề đó.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo; webmd.com, verywellmind.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe