Người ta thấy rằng phụ nữ mang thai thường dễ bị say tàu xe hơn. Họ cảm thấy buồn nôn và nôn khi di chuyển. Một số phụ nữ chỉ trải qua điều này khi mang thai. Một số khác, say tàu xe có trước khi mang thai và tăng lên lúc mang thai.
1. Những nguyên nhân gây say tàu xe khi mang thai
Say tàu xe thường xảy ra khi bạn di chuyển đường dài. Điều này có thể tăng lên lúc mang thai do một trong các nguyên nhân sau:
- Khi xe di chuyển liên tục với tốc độ tương đối chậm sẽ làm mất sự cân bằng bên trong tai bạn gây ra chứng say tàu xe.
- Sau khi ăn một bữa ăn no. Bạn cảm thấy nặng nề và buồn nôn do sự di chuyển liên tục.
- Không khí xung quanh bạn ngột ngạt hoặc đầy khói.
- Khi não bộ nhận các tín hiệu nhầm lẫn. Điều này chủ yếu do sự không nhất quán giữa chuyển động dự kiến và chuyển động thực tế được cảm nhận bởi cơ quan thăng bằng.
- Khi hai chất dẫn truyền thần kinh không hoạt động.
2. Các triệu chứng say tàu xe ở thai phụ
Các triệu chứng say tàu xe phụ thuộc vào mức độ chuyển động. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau đầu nhẹ, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu và buồn nôn.
- Mệt mỏi, chóng mặt và cảm thấy yếu sức cũng thường gặp.
- Trong trường hợp nặng, bạn có thể cảm thấy cực kỳ lo lắng, tăng tiết nước bọt, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn hoặc xanh xao và bắt đầu nôn.
- Bạn có thể bị mất nước nếu nôn liên tục.
Các triệu chứng say tàu xe biến mất sau khi ngừng chuyển động, nhưng trong một số trường hợp có thể kéo dài sau ba ngày mới hết hoàn toàn.
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
3. Mẹ bầu say xe có ảnh hưởng đến con không?
Nếu nôn trong thai kỳ ở mức các bà bầu vẫn ăn uống được dù ít, có giảm cân nhẹ, vẫn có thể đi lại và sinh hoạt hằng ngày thì mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý và không ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu nôn quá mức làm rối loạn điện giải, cản trở các hoạt động hàng ngày cần được can thiệp y tế. Khi mệt và ói do nguyên nhân di chuyển bằng xe, bà bầu nên cân nhắc các chuyến đi nào là cần thiết.
4. Làm gì khi bị say tàu xe?
Nên làm gì với chứng say tàu xe khi đang mang thai? Say tàu xe có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp tự nhiên. Điều trị bao gồm:
Dùng thuốc
Diphenhydramine hoặc Dimenhydrinate là thuốc kháng Histamine 30 phút trước chuyến đi. Những loại thuốc này có sẵn trong tất cả các hiệu thuốc mà không cần kê toa.Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi dài, hãy dùng các loại thuốc như Scopolamine hoặc Meclizine có tác dụng lâu dài và ngăn ngừa chứng say tàu xe. Scopolamine dạng miếng dán nên được dùng 12 giờ trước khi đi.Bổ sung Vitamin B6 sẽ giúp giảm say tàu xe do mang thai.Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống thuốc say xe khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Tuy nhiên, tất cả các thuốc dùng trong thai kỳ đều phải được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Biện pháp tránh say xe khác
Những người say xe nên ngồi ở ghế trước của xe, ngồi sau cánh của máy bay hoặc ở vị trí trung tâm của thuyền khi đi du lịch, hoặc các bà bầu thường hay dùng miếng dán chống say xe khá hiệu quả. Thậm chí các mẹ có thể đeo vòng đặc biệt được gọi là vòng đeo tay bấm huyệt để tránh tình trạng khó chịu này.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.