Làm thế nào để có thể ngủ sâu?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể.

1. Những lợi ích của giấc ngủ sâu

Một giấc ngủ sâu sẽ giúp sự chuyển hóa glucose trong não sẽ tăng lên, giúp hỗ trợ cho các trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và tổng thể khả năng học tập.

Một số lợi ích khác mà giấc ngủ sâu đem lại cho con người, bao gồm:

  • Tái tạo tế bào
  • Phục hồi nguồn năng lượng
  • Tăng cường cung cấp máu cho cơ bắp
  • Tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng và sửa chữa các tổn thương ở mô và xương.

Ngủ sâu giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn
Ngủ sâu giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn

2. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc?

Giấc ngủ sâu có một nhiệm vụ quan trọng giúp bộ não hoạt động hiệu quả để xử lý thông tin mà bạn tiếp nhận mỗi ngày. Nếu không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi những thông tin này vào trí nhớ.

Ngoài ra, việc không ngủ đủ giấc cũng liên quan đến một số điều kiện y tế sau, bao gồm:

3. Bạn cần ngủ sâu trong bao lâu?

Giấc ngủ cũng chia thành nhiều giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, dễ tỉnh.
  • Giai đoạn 2: Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này người ngủ đã chìm vào trong giấc ngủ, phải có những tiếng động lớn hoặc có người lay, chạm vào người mới tỉnh giấc.
  • Giai đoạn 4: Đây được coi là giai đoạn ngủ sâu và ngon nhất, trong giai đoạn này có thể dẫn đến tiểu dầm....

Một giấc ngủ được chia thành 4 giai đoạn
Một giấc ngủ được chia thành 4 giai đoạn

Mặt khác, giấc ngủ sâu có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Nếu bạn dưới 30 tuổi, bạn có thể ngủ sâu khoảng hai tiếng mỗi đêm. Đối với những người trên 65 tuổi chỉ có thể ngủ sâu khoảng nửa tiếng mỗi đêm, hoặc thậm chí không có giấc ngủ sâu.

Hiện nay không có bất cứ yêu cầu cụ thể nào về thời lượng dành cho giấc ngủ sâu, tuy nhiên những người trẻ tuổi cần có giấc ngủ sâu dài hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển.

4. Làm thế nào để có thể ngủ sâu?

Hơi nóng có thể thúc đẩy một giấc ngủ với sóng não chậm hơn. Chẳng hạn như: Việc tắm nước nóng hoặc xông hơi trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống ít carbohydrate, hoặc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể mang lại một giấc ngủ sâu. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn, bao gồm:

  • Tắt máy tính, tivi và các nguồn ánh sáng xanh khác khoảng một giờ trước khi bạn đi ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 20-30 phút mỗi ngày, tuy nhiên cần tránh tập luyện vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế uống loại đồ uống có chứa caffeine, nicotine, và rượu vì chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine trước khi ngủ
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine trước khi ngủ

  • Đi ngủ vào khoảng thời gian giống nhau vào mỗi tối và cố gắng tuân theo thói quen này.
  • Bạn có thể thay đổi sang loại gối đem lại cảm giác thoải mái hơn
  • Cơn đói vào ban đêm có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, vì vậy bạn hãy thử ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy, tryptophan- một loại hóa chất có trong sữa có tác dụng kích thích cơn buồn ngủ.
  • Nếu bạn khó ngủ vào ban đêm, hãy cắt ngắn thời gian ngủ trưa.
  • Khi cơ thể mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi, nhưng tâm trí vẫn không ngừng hoạt động. Lúc này, bạn nên thiền định hoặc cầu nguyện, ngoài ra âm nhạc cũng là một liệu pháp trị liệu hiệu quả giúp xoa dịu sự lo lắng và căng thẳng trong tâm trí bạn.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe