Làm gì khi bị sưng mí mắt trên và đau?

Sưng mí mắt trên và đau có nguyên nhân có thể do dị ứng thời tiết, do trang điểm hay ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, mí mắt sưng và đau cũng có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Dấu hiệu sưng mí mắt có thể báo hiệu bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe và cần điều trị.

1. Nguyên nhân làm sưng mí mắt trên và đau

1.1. Viêm tế bào ổ mắt (orbital cellulitis)

Viêm tế bào ổ mắt là một dạng nhiễm khuẩn ở sâu trong các mô của mí mắt. Bệnh có thể lan nhanh và thường gây đau đớn cho người mắc. Viêm tế bào ổ mắt cần phải chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bạn có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh theo đường tĩnh mạch (IV).

1.2. Herpes mắt

Herpes mắt là bệnh nhiễm trùng nguyên nhân do vi-rút herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù ai cũng có thể bị, bệnh thường phổ biến nhất ở trẻ em. Herpes mắt có thể có dấu hiệu tương tự như đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.

Để chẩn đoán herpes mắt, bác sĩ sẽ chỉ định lấy bệnh phẩm ở mắt để nuôi cấy tìm virus. Mặc dù virus Herpes vẫn còn trong cơ thể và không có cách điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát các dấu hiệu của bệnh này.


vi-rút herpes gây viêm nhiễm trên mắt có thể làm sưng mí mắt trên
vi-rút herpes gây viêm nhiễm trên mắt có thể làm sưng mí mắt trên

1.3. Viêm bờ mi (Blepharitis)

Một số người có thể có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mi mắt hơn những người khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra một tình trạng bệnh lý ở mắt gọi là viêm bờ mi.Dấu hiệu lâm sàng của viêm bờ mi có thể có lông mi nhờn và có vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bờ mi dẫn đến mí mắt sưng và đau.Viêm bờ mi là bệnh mạn tính không điều trị khỏi hoàn toàn được. Đồng thời, bệnh có xu hướng diễn biến nghiêm trọng thành những đợt nặng rồi lại tự thuyên giảm. Những phương pháp phòng ngừa như chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt, và kỳ cọ phần mí mắt có thể giúp ích. Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Nếu một đợt viêm bờ mi nghiêm trọng hơn so với những lần trước, hoặc nếu bạn bị đau nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt.

1.4. Tắc ống lệ

Tắc ống lệ khiến nước mắt bị giữ lại, dẫn đến mí mắt sưng và đau. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng thường dễ bị bệnh tắc ống lệ. Các dấu hiệu này thường được cải thiện khi trẻ hơn 1 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp thì tắc ống lệ không gây hại đến sức khỏe. Bạn có thể chườm nóng, massage cho trẻ để làm giảm sưng và giúp ống lệ thông suốt. Nếu mí mắt sưng và đau, kèm theo sốt thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay.

1.5. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là bệnh lý viêm màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, những phản ứng độc hại như bị bỏng hóa chất ở mắt, ký sinh trùng, nấm... Lúc này, trong mắt người bệnh thường đỏ, mí mắt sưng và đau.

Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe khác kèm theo như kiệt sức, khóc nhiều, trang điểm mắt quá nhiều, vệ sinh mắt kém, dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da... cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng mí mắt.

1.6. Nguyên nhân bẩm sinh

Trong một số trường hợp, sưng mí mắt trên và ngứa nhưng không đau cũng có thể do bẩm sinh. Chính vì vậy, có một số đứa trẻ bị sưng mí mắt trên và tình trạng này kéo dài cho đến tận khi bạn lớn.

1.7. Do quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa, khiến da mắt bị chùng, mỡ mí mắt xuất hiện nhiều cũng là nguyên nhân khiến sưng mí mắt trên và ngứa. Trong trường hợp này, bọng mỡ quá lớn sẽ làm che khuất phần nếp mí làm mí mắt bị sụp xuống.

1.8. Kiệt sức

Đôi khi kiệt sức cũng chính là yếu tố khiến bạn bị sưng mí mắt trên và ngứa. Việc bạn làm việc quá kiệt sức hay thường xuyên mệt mỏi rất dễ làm tổn thương mi mắt nhất là vào thời điểm buổi sáng. Nếu bạn bị sưng mí mắt trên và ngứa nguyên nhân do kiệt sức, bạn có thể uống một ly nước ấm vào buổi sáng và khi ngủ điều chỉnh tư thế sẽ giúp giảm bớt được tình trạng đó.

1.9. Bệnh Grave

Đây là một dạng rối loạn nội tiết gây ra tình trạng tuyến giáp quá hoạt. Tình trạng này cũng có thể khiến tuyến giáp giải phóng ra những tế bào để chống lại sự nhiễm trùng trong mắt. Những kháng thể được giải phóng trong quá trình này có thể là nguyên nhân gây mí mắt sưng và đau.

1.10. Viêm mô tế bào hốc mắt

Viêm mô tế bào hốc mắt là một loại nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt. Vi khuẩn có thể lây lan nhanh và thường gây ra tình trạng rất đau. Nếu bạn gặp tình trạng mí mắt sưng và đau thì bạn nên đi khám và điều trị ngay.

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cần phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.


Viêm mô tế bào hốc mắt dẫn tới mí mắt sưng và đau cần được điều trị ngay lập tức
Viêm mô tế bào hốc mắt dẫn tới mí mắt sưng và đau cần được điều trị ngay lập tức

2. Điều trị mí mắt sưng và đau

Hầu hết các trường hợp mí mắt sưng và đau có thể điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như: chườm mát để giảm mí mắt sưng đỏ mắt, cần giữ cho mắt sạch sẽ, tránh dụi vào mắt hoặc chạm tay vào mắt. Đồng thời, bạn cũng nên tránh trang điểm vào phần mí mắt và nên rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu bạn bị mí mắt sưng và đau đột ngột, cơn đau trở nên trầm trọng, kéo dài trong một thời gian, có sự thay đổi về thị lực hoặc kèm thêm các dấu hiệu khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mí mắt sưng và đau. Nguyên nhân là do thông qua đó bác sĩ có thể chỉ định cách chữa sưng mí mắt hiệu quả nhất đối với từng trường hợp cụ thể. Một số phương pháp điều trị có thể là:

  • Điều trị bằng thuốc chống dị ứng: tiêm thuốc và uống thuốc dị ứng theo đơn;
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc uống kháng sinh đối với các nguyên nhân nhiễm trùng mắt do vi khuẩn;
  • Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng virus đối với trường hợp bị mụn rộp hoặc bệnh zona;
  • Giảm viêm bằng thuốc corticoid hoặc những loại thuốc nhỏ mắt chống viêm khác;
  • Thực hiện các thủ thuật như rạch và dẫn lưu dịch nếu có mụn lẹo, mụn nước hoặc áp xe mắt;
  • Loại bỏ dị vật ở trong mắt hoặc ở mí mắt;
  • Trong các trường hợp, mí mắt sưng và đau do mất ngủ hay khóc nhiều, uống nước cũng có thể giúp giảm sưng. Bạn nên kết hợp nghỉ ngơi điều độ hoặc chườm lạnh để đẩy nhanh hiệu quả chữa mắt bị sưng.

Trường hợp nguyên nhân bởi các bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc kháng sinh và liệu pháp điều trị thích hợp để điều trị nguyên nhân.

3. Sưng mí mắt trên và ngứa bao lâu thì khỏi?

Tương tự như cách điều trị sưng mí mắt, việc xác định thời gian hồi phục cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân bị sưng mắt. Đối với các nguyên nhân tạm thời như dị ứng hoặc cọ xát, có thể mất khoảng vài giờ để giảm tình trạng mí mắt sưng và đau bằng biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị bằng thuốc kháng dị ứng không kê đơn.

Tình trạng mí mắt sưng và đau nguyên nhân do nhiễm trùng nhẹ hoặc các tuyến dầu nhờn bị bít tắc có thể thuyên giảm sau 1 đến 3 tuần nếu được điều trị thích hợp. Riêng tình trạng nhiễm trùng da như viêm mô tế bào sẽ mất nhiều thời gian hơn để điều trị và còn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng tốt với kháng sinh.

Mí mắt sưng và đau do nguyên nhân phù nề, ứ nước tạm thời sau khi ăn mặn có thể hồi phục được trong vòng 24 giờ nếu điều trị tại nhà, bằng cách uống bổ sung nhiều nước và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Đối với các nguyên nhân mí mắt sưng và đau nghiêm trọng hơn như suy nội tạng, tiền sản giật, rối loạn tuyến giáp.


Mí mắt trên sưng và đau nghiêm trọng hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán
Mí mắt trên sưng và đau nghiêm trọng hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán

4. Lưu ý khi mí mắt sưng và đau

  • Khi nguyên nhân gây sưng mí mắt trên và ngứa do chắp, lẹo mắt, tuyệt đối không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng mắt nặng hơn. Việc tháo mủ nếu cần thiết cần phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định
  • Nếu phải trang điểm, bạn cần phải biết cách tẩy trang đúng cách để hạn chế khả năng gây viêm ở mi, từ đó dễ khiến sưng mí mắt trên và ngứa.
  • Dù bị bạn có bị mắc bệnh hay không, bạn nên tránh dụi tay vào mắt. Đồng thời, nên rửa tay thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn ở mắt
  • Đối với những người thường hay bị dị ứng, cần hạn chế tiếp xúc với bụi, lông vật nuôi, phấn hoa...

Nhìn chung, tình trạng sưng mí mắt trên và ngứa là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó lại có thể tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm đến đến sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nào, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Gạc lau mi mắt Ocuvane Plus - Nhập khẩu Hungary

Khi bị ngứa mắt, sưng đỏ, khô mắt, nóng rát ở mắt, bạn có thể sử dụng gạc lau mi mắt Ocuvane Plus để vệ sinh mắt hàng ngày, giúp làm sạch và giảm nhẹ các triệu chứng.

Gạc lau mi mắt Ocuvane plus

Công dụng:

  • Giúp giảm khô mắt, giảm cảm giác nóng rát ở mắt
  • Dùng cho những trường hợp mỏi mắt, đỏ mắt
  • Điều trị nhiễm trùng Demodex ở mí mắt
  • Giảm bớt sự khó chịu khi đeo kính áp tròng

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trường hợp nhẹ, lau 1 lần/ ngày vào buổi tối
  • Trường hợp nặng, lau 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Điều kiện bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ phòng

Số lưu hành: 220000760/PCBB-HN

>> Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

>> Tổng đài tư vấn (miễn cước): 1800 2015

Nhập khẩu và phân phối bởi: Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Dược phẩm SUCS

Địa chỉ: Số 114 phố Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

(XNQC: Văn bản công khai ND&HT quảng cáo số: 02/QC-SUCS)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe