Làm gì để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau điều trị bệnh ung thư

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Lão hóa não là một trong những tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị, đặc biệt là hóa trị liệu, ảnh hưởng đến chức năng nhận thức ở bệnh nhân sau điều trị bệnh ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tình trạng này còn được gọi là suy giảm nhận thức liên quan đến điều trị ung thư. Thời gian ảnh hưởng của tình trạng này, cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng rất khác nhau. Mặc dù không có xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng cũng như các phác đồ điều trị cụ thể, một số loại thuốc và chiến lược đối phó đã được chứng minh là hữu ích ở một số bệnh nhân.

1. Suy giảm chức năng não là gì?

Trong nhiều năm làm công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân, tôi thường xuyên được nghe người bệnh than thở rằng sau điều trị trí nhớ bị suy giảm, nhớ nhớ quên quên, dễ xúc động, bồn chồn...Mặc dù nguyên nhân chính xác không được biết rõ, các vấn đề tinh thần này được gọi là suy giảm chức năng não.

Những thay đổi não bộ mà bệnh nhân ung thư nhận thấy là hoàn toàn có thật, không phải tưởng tượng. Chúng có thể tồn tại chỉ trong một thời gian ngắn, cũng có thể trong nhiều năm. Những thay đổi này làm người bệnh khó có thể trở lại trường học, nơi làm việc, tham gia các hoạt động xã hội hoặc phải mất rất nhiều nỗ lực mới thực hiện được. Chính vì vậy suy giảm chức năng não ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, chất lượng sống đối với nhiều người bị ung thư.

Đây là một số ví dụ về suy giảm chức năng não:

  • Quên những điều mà bình thường rất nhớ (mất trí nhớ)
  • Khó tập trung
  • Khó nhớ các chi tiết như tên, ngày tháng và đôi khi các sự kiện lớn trong đời
  • Khó làm 1 số việc cùng lúc, như trả lời điện thoại trong khi đang nấu ăn, sau đó quên mất việc nấu ăn
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành mọi việc (suy nghĩ, tổ chức và xử lý chậm hơn)
  • Khó nhớ các từ thông dụng (không thể tìm đúng từ phù hợp)

Suy giảm chức năng não kéo dài là một yếu tố chính ảnh hưởng đến cuộc sống, chất lượng sống của người bệnh. Đối với hầu hết mọi bệnh nhân, tình trạng này xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng có một số kéo dài hơn. Thông thường những thay đổi mà bệnh nhân gặp phải là rất khó thấy và thậm chí những người xung quanh cũng không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào. Chỉ những người bệnh mới thấy rõ về sự khác biệt trong trí óc của họ.

Chính vì vậy nhiều bệnh nhân không trao đổi với người thân hay nhóm trợ giúp cho đến khi tình trạng đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ.

2. Điều gì gây ra suy giảm chức năng não?

Thông thường các triệu chứng suy giảm chức năng não bắt đầu trong và ngay sau khi điều trị, nhưng cũng có một số trường hợp các triệu chứng mới phát sinh sau khi điều trị đã kết thúc 1 thời gian. Nhiều phương pháp điều trị ung thư, bao gồm một số phương pháp hóa trị và xạ trị, có thể gây ra các vấn đề liên quan đến suy giảm chức năng não ngắn hạn, hoặc dài hạn.

Một số người bệnh ung thư lại có vấn đề về não mặc dù không hóa trị. Những người này gặp vấn đề khi điều trị hormone, chẳng hạn như điều trị ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Đối với một số người, vấn đề phát sinh sau khi phẫu thuật.


Điều gì gây ra suy giảm chức năng não?
Điều gì gây ra suy giảm chức năng não?

Vì vậy, các vấn đề về chức năng não có thể được gây ra bởi bất kỳ các yếu tố này, cũng có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

  • Ung thư
  • Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị như steroid, thuốc chống buồn nôn hoặc thuốc giảm đau
  • Phẫu thuật và các loại thuốc được sử dụng trong phẫu thuật (gây mê)
  • Công thức máu thấp
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Nhiễm trùng
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi nội tiết tố hoặc phương pháp điều trị bằng hormone
  • Các bệnh khác như tiểu đường hoặc huyết áp cao
  • Thiếu hụt dinh dưỡng
  • Tuổi của bệnh nhân
  • Phiền muộn
  • Căng thẳng, lo lắng hoặc áp lực tinh thần

Hầu hết đây là các vấn đề ngắn hạn, và sẽ được xử lý hoặc biến mất. Một số ít vấn đề khác, chẳng hạn như trầm cảm, có thể gây ra các vấn đề lâu hơn trừ khi được điều trị dứt điểm.

3. Làm gì để đối phó với suy giảm chức năng não?

3.1 Lặp lại các công việc hàng ngày

  • Để mọi thứ ở nơi dễ dàng tìm thấy khi cần.
  • Luyện tập trí não. Tham gia các lớp học, giải các câu đố chữ hoặc học một ngôn ngữ khác.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ.
  • Vận động cơ thể. Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn cải thiện tâm trạng tốt hơn, tỉnh táo hơn và giảm mệt mỏi.
  • Ăn rau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều rau tốt cho não bộ khi tuổi già.
  • Thiết lập và làm theo các thói quen. Cố gắng giữ cùng một lịch trình hàng ngày.
  • Chọn một vị trí nhất định cho các thứ thường bị thất lạc (như chìa khóa).
  • Đừng cố gắng làm nhiều việc một lúc. Chỉ làm một việc tại một thời điểm.
  • Yêu cầu giúp đỡ khi cần. Bạn bè và người thân có thể giúp đỡ trong các công việc hàng ngày để giảm bớt phiền toái và giúp bạn tiết kiệm năng lượng tinh thần.
  • Theo dõi trí nhớ. Sử dụng nhật ký ghi lại những gì xảy ra. Các loại thuốc được sử dụng, thời gian trong ngày và các tình huống xảy ra có thể giúp tìm ra những gì ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Cố gắng không để ý đến việc những triệu chứng này ảnh hưởng bạn như thế nào, nhiều người bệnh đã chia sẻ rằng cười sảng khoái về những điều không thể kiểm soát sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

3.2 Nói chuyện với người khác

Một việc có thể và nên làm là đừng ngại chia sẻ với gia đình, bạn bè và nhóm chăm sóc ung thư về điều đó. Hãy cho họ biết những gì bạn đã và đang trải qua. Sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi nói với mọi người về những vấn đề gặp phải với trí nhớ hoặc suy nghĩ của bạn.


Trò chuyện với bạn bè
Trò chuyện với bạn bè

3.3 Nói chuyện với bác sĩ hoặc nhóm chăm sóc sức khỏe

Nếu các vấn đề về não gây ra rắc rối, hãy nói chuyện với bác sĩ để cố gắng xác định chính xác những gì gây ra các vấn đề về não, đặc biệt đối với những người bị suy giảm chức năng não kéo dài hơn một năm và liên tục gặp rắc rối trong cuộc sống hàng ngày.Khi gặp với bác sĩ:

  • Mang theo một danh sách tất cả các loại thuốc bạn dùng, bao gồm các loại thảo mộc, vitamin, chất bổ sung, và những loại thuốc bạn dùng.
  • Đi cùng một người bạn hoặc thành viên gia đình để theo dõi những gì diễn ra trong cuộc gặp bác sĩ. Họ cũng có thể mô tả những thay đổi họ thấy nếu bác sĩ muốn tham khảo một quan điểm khác về các vấn đề của bạn.

4. Chứng suy giảm chức năng não có ngăn ngừa được không?

Cho đến nay, không có cách nào để ngăn ngừa suy giảm chức năng não. Đối với một số người, điều trị ung thư đồng nghĩa với việc sẽ gặp rắc rối với đầu óc, trí nhớ, lên kế hoạch và tìm ra những từ ngữ thích hợp.

Nguyên nhân của các vấn đề về não liên quan đến ung thư và phương pháp điều trị vẫn đang được nghiên cứu. Suy giảm chức năng não dường như xảy ra thường xuyên hơn với liều hóa trị cao, cũng như xạ trị. Nhưng vì suy giảm chức năng não thường nhẹ và sẽ biến mất theo thời gian, vì vậy không nên thay đổi hoặc bỏ lỡ các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị...mà bác sĩ chỉ định cho bạn

Nỗ lực đồng hành cùng các bệnh nhân Ung thư tại Việt Nam, Trung tâm Ung bướu – Xạ trị tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được xây dựng theo theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng mô hình tiếp cận đa chuyên khoa trong chẩn đoán, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, góp phần chăm sóc người bệnh toàn diện.

Trung tâm Ung bướu – Xạ trị Vinmec là một trong những trung tâm tại Việt Nam được trang bị đầy đủ các mô thức điều trị ung thư: Từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ. Việc chẩn đoán được thực hiện cẩn trọng: Xét nghiệm máu, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến như: PET/CT, SPECT/CT, MRI..., xét nghiệm huyết tủy đồ, sinh thiết, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, chẩn đoán bằng sinh học phân tử. Quá trình điều trị được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa.

Khoa Ung bướu Vinmec liên tục hợp tác với các bệnh viện uy tín của Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... trong điều trị ung thư, đồng thời cam kết cung cấp các phương pháp điều trị hiện đại nhất, với trình độ chuyên môn cao, thuận tiện, tận tâm và chi phí hợp lý nhất ngay tại Việt Nam.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Cancer network

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe