Nhiều phụ nữ bị mất cảm giác ngon miệng khi mang thai. Họ có thể thấy thức ăn không hấp dẫn, hoặc có thể cảm thấy đói nhưng có thể tiêu thụ bất kỳ loại đồ ăn nào. Nếu bạn đang đối phó với các triệu chứng này, bạn có thể muốn biết lý do dẫn đến mất cảm giác ngon miệng và cách điều trị triệu chứng này để duy trì được chế độ ăn cân bằng trong quá trình thai kỳ.
1. Nguyên nhân
Trong quá trình mang thai, cảm giác thèm ăn của phụ nữ có thể xảy ra dao động lớn, đặc biệt là khi cơ thể bạn trải qua các giai đoạn thay đổi trong thai kỳ. Khi mất cảm giác ngon miệng, phụ nữ có thể không biểu hiện sự thèm ăn với tất cả các loại thực phẩm.
Việc mất cảm giác ngon miệng khác với ác cảm với một vài loại thực phẩm cụ thể, cũng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Một số yếu tố có thể gây mất cảm giác ngon miệng khi mang thai, chẳng hạn như:
1.1 Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là tình trạng phổ biến trong khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Mặc dù vậy, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng này trong suốt thai kỳ của họ. Cả hai trường buồn nôn và nôn khi mang thai có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng thức ăn và mức độ thèm ăn của thai phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự dao động của hormone leptin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG) khi mang thai có thể dẫn đến giảm sự thèm ăn, buồn nôn và nôn nhiều hơn. Một nghiên cứu ở 2.270 phụ nữ mang thai đã chứng minh rằng trong số những phụ nữ thường xuyên bị buồn nôn và nôn, có đến 70% báo cáo sự suy giảm lượng thức ăn nhất định trong thai kỳ.
Thai phụ bị mất cảm giác ngon miệng do buồn nôn và nôn cần cố gắng tránh thức ăn béo hoặc cay nóng, tránh uống nước khi đang ăn và chia đều thực phẩm thành các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn. Hầu hết thai phụ có thể dễ dàng dung nạp đồ ăn khô, mặn, như bánh quy, cũng như các món ăn nhạt như ức gà nướng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tới gặp các chuyên gia y tế nếu gặp phải trường hợp buồn nôn và nôn nghiêm trọng khi mang thai.
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
1.2 Thay đổi tâm trạng
Các tình trạng sức khỏe tâm lý khác nhau, bao gồm lo lắng và trầm cảm, có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của thai phụ. Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm lý do những thay đổi về thể chất và sinh hóa khác nhau. Đặc biệt, trầm cảm có thể dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống, bao gồm giảm cảm giác thèm ăn và giảm lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
Trong một nghiên cứu ở 94 phụ nữ mang thai, 51% những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm có chế độ ăn uống kém, tăng lên 71% sau 6 tháng. Hơn nữa, trầm cảm khi mang thai có liên quan đến việc giảm sự thèm ăn đối với thực phẩm lành mạnh, tăng sự thèm ăn đối với thực phẩm không lành mạnh và giảm lượng chất dinh dưỡng quan trọng như folate, axit béo, sắt và kẽm.
Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi và thai phụ. Rối loạn sức khỏe tâm lý thường không được chẩn đoán khi mang thai do sự nhạy cảm của bệnh đối với nhiều người. Việc gặp và xin hỗ trợ từ các chuyên gia y tế uy tín có thể giúp thai phụ cải thiện tình trạng và có thai kỳ khỏe mạnh.
1.3 Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ có thể gây ra tác dụng phụ như giảm sự thèm ăn. Các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI) như Zoloft và Prozac đôi khi được chỉ định cho phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hoặc lo lắng. SSRIs có thể gây giảm sự thèm ăn.
Trên thực tế, một số phụ nữ mang thai đã báo cáo mất hoàn toàn sự thèm ăn, tăng cảm giác no sớm từ đó gây giảm cân sau khi dùng fluoxetine (Prozac) để điều trị chứng trầm cảm. Tương tự, Olanzapine và Buprenorphine là những loại thuốc khác có thể dẫn đến giảm sự thèm ăn
Một số phụ nữ mang thai có thể gặp rối loạn ăn uống, bao gồm chán ăn và chứng cuồng ăn. Các chuyên gia ước tính rằng tỷ lệ ăn uống không điều độ ở phụ nữ mang thai là từ 0,6% đến 27,8%. Ăn uống không điều độ có thể dẫn đến thay đổi khẩu vị, ám ảnh về việc tăng cân và giảm lượng thức ăn. Nếu thai phụ bị rối loạn ăn uống, họ cần hỏi tư vấn từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để có lựa chọn điều trị thích hợp.
2. Cách xử lý
Một vài loại thực phẩm có thể được ưu tiên cho phụ nữ mang thai sử dụng để đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ và thai nhi. Nhiều loại thực phẩm sau đây rất đơn giản để chế biến với khẩu phần nhỏ, dễ tạo cảm giác no và dễ dàng tiêu hóa.
- Đồ ăn nhẹ giàu protein: trứng luộc, sữa chua Hy Lạp, đậu xanh nướng, phô mai, bánh quy giòn, thịt gà thái lát, gà tây hoặc giăm bông lạnh
- Rau nhạt, nhiều chất xơ: khoai lang, đậu xanh, cà rốt (hấp hoặc sống) và salad rau bina sống
- Hoa quả ngọt và các thực phẩm giàu xơ: bột yến mạch, trái cây sấy khô và các sản phẩm từ sữa lạnh như phô mai
- Các loại hạt và tinh bột tốt: quinoa, gạo lứt, mì ống, khoai tây nướng hoặc nghiền
- Súp: phở gà và súp gà
- Chất lỏng: nước xương và các loại sinh tố lành mạnh
Nếu việc mất cảm giác ngon miệng có liên quan đến buồn nôn hoặc nôn, thai phụ có thể thử ăn tiêu thụ các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn, tránh thức ăn cay và béo, tăng cường bổ sung gừng và thiamine. Đồng thời, châm cứu có thể là một lựa chọn hữu ích cho phụ nữ mang thai trong quá trình thai nghén.
Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng có thể yêu cầu các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm cả thuốc và dịch truyền tĩnh mạch (IV). Nếu thai phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do tình trạng mất cảm giác ngon miệng, họ có thể cần được bổ sung dinh dưỡng ở liều cao để khôi phục các chỉ số ở ngưỡng khỏe mạnh. Vì vậy, việc lắng nghe cơ thể và tìm tới các chuyên gia tư vấn sức khỏe khi cần thiết là rất quan trọng.
3. Lưu ý
Nếu thai phụ gặp phải tình trạng mất cảm giác thèm ăn thường xuyên hoặc mất cảm giác ngon miệng đối với các loại thực phẩm cụ thể, thì thường chỉ cần đảm bảo tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng hàng ngày từ các nguồn thực phẩm khác.
Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai có thể mất cảm giác ngon miệng đối với các loại thực phẩm có mùi thơm và thịt. Tuy nhiên, đây là một sự tình trạng tương đối phổ biến và thường không phải là một nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Ngược lại, nếu thai phụ thường xuyên bỏ bữa hoặc mất cảm giác ngon miệng hơn một ngày, họ nên liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn. Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe của thai nhi, bao gồm kém phát triển, cân nặng khi sinh thấp, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và các vấn đề hành vi ở trẻ. Phụ nữ mang thai trải qua cảm giác chán ăn kinh niên có xu hướng mắc nguy cơ thiếu máu, thai nhi phát triển bất thường và sinh non.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
Ngoài việc được thăm khám định kỳ, sản phụ cũng sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ có thể tăng cân hợp lý mà thai nhi vẫn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: Healthline.com