Bài viết bởi Bác sĩ - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Trong các biện pháp điều trị ngộ độc, kiềm hóa nước tiểu đào thải độc chất ra khỏi cơ thể là một trong các biện pháp quan trọng và nhiều ý nghĩa
1. Cơ chế kiềm hóa nước tiểu tăng thải trừ chất độc (Mỗi 8 giờ)
- Tăng đào thải các acid yếu qua nước tiểu.
- Giữ các acid yếu ở trạng thái ion hóa.
- Hạn chế tái hấp thu tại ống thận.
Kết quả là tăng đào thải các chất độc là acid yếu ra ngoài cơ thể qua đường thận quá đó giảm nồng độ các chất trên trong máu.
2. Chỉ định
Trong các trường hợp ngộ độc các chất có tính chất acid yếu hơn sau:
- Phenobarbital (gardenal) hoặc các thuốc khác trong nhóm barbiturate
- Các thuốc điều trị chống loạn nhịp nhóm I và các thuốc chẹn kênh natri nhanh khác: lidocain...
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: amitriptylin...
- Thuốc kháng histamin
- Ngộ độc cocain
- Salicylate (aspirin)
- Chlopropamide
- Thuốc diệt cỏ nhóm Chlorophenoxy
- Một số sulfonamide
- Methotrexate
- Muối flo
- Diflinisal
3. Chống chỉ định
- Suy thận thiểu niệu hoặc vô niệu
- Suy tim hoặc các bệnh lý mạch vành từ trước.
- Quá tải dịch, phù phổi cấp
- Bệnh lý tắc mạch não (đột quỵ não thể nhồi máu) hoặc co thắt mạch não từ trước: xuất huyết dưới nhện giai đoạn co mạch
- Rối loạn điện giải nặng: hạ kali và hạ canxi máu
4. Chuẩn bị
Người thực hiện:
- 1 bác sỹ chuyên ngành hồi sức - chống độc: ra chỉ định và tính toán thể tích dịch kiềm hóa theo cân nặng và mức độ bệnh.
- Theo dõi trong và khi kết thúc điều trị và xử trí tai biến nếu có
- 1 điều dưỡng thực hiện việc pha, truyền thuốc và theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị.
Phương tiện:
Chuẩn bị dung dịch Natri Bicarbonate (NaHCO3) 0,1- 0,15 mEq/ml
- Cách 1: Pha 100-150 mEq NaHCO3 nguyên chất trong 1lít glucose 5%.
- Cách 2: Dùng dung dịch có sẵn 1000 ml dung dịch NaHCO3 1,4% tương đương nồng độ 0,16 mEq NaHCO3/lít .
Nếu người bệnh cần hạn chế dịch có thể dùng dung dịch NaHCO3 nồng độ 8,4% với tổng lƣợng dự kiến 2-3 mEq/kg cân nặng
Máy truyền dịch: đảm bảo truyền NaHCO3 đúng theo yêu cầu tốc độ truyền.
Các vật tư tiêu hao khác (chi tiết từng gói xin xem thêm trong phần phụ lục)
- Gói dụng cụ tiêu hao
- Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn
- Bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn
- Bộ dụng cụ, thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật:1 xe cấp cứu gồm
- Dụng cụ , máy theo dõi
Người bệnh
Giải thích lý do và quy trình tiến hành kiềm hóa cho người nhà người bệnh hoặc trực tiếp cho người bệnh nếu người bệnh còn tỉnh táo
Xét nghiệm trước khi tiến hành kiềm hóa:
- Điện giải đồ (Na, K, Ca) và ure/creatinin
- Đường máu
- Tình trạng toan - kiềm máu ( khí máu động mạch)
- pH nước tiểu
- Đặt đường truyền tĩnh mạch
- Đặt sonde bàng quang nếu cần
- Điều chỉnh tình trạng hạ kali máu trước khi tiến hành kiềm hóa (nếu có
Hồ sơ bệnh án
- Bác sỹ ghi chép hồ sơ lý do và chỉ định kiềm hóa nước tiểu.
- Ghi chép đầy đủ loại dịch (dịch pha hay dịch có sắn) và số lượng sử dụng
5. Các bước tiến hành
Kiểm tra: hồ sơ, người bệnh và các xét nghiệm.
Chỉ tiến hành khi đã chuẩn bị đầy đủ xét nghiệm và người bệnh đồng ý
Thực hiện kỹ thuật
Dùng dung dịch 0,1-0,15 mEq/mL hoặc NaHCO3 1,4%: số lượng 1000 ml
- Truyền tĩnh mạch bằng máy truyền dịch với tốc độ 150ml/giờ hoặc 15-22 mEq/giờ.
- Không vượt quá 1 mEq/Kg/giờ. Tổng thời gian truyền trung bình 6-8 giờ
Dùng dung dịch đậm đặc 8,4% khi NGƯỜI BỆNH có quá tải dịch:
- Dùng 100-150 ml tương đương 100-150 mEq, truyền qua máy truyền dịch, tốc độ truyền 15-20 ml/giờ, tổng thời gian truyền trung bình 6-8 giờ
Trẻ em: tổng liều mEq/kg, truyền bằng máy truyền dịch, truyền trong thời gian 6-8 giờ
Nhắc lại liều ban đầu khi còn chỉ định kiềm hóa và pH nƣớc tiểu giảm dưới 7,5 và không có chống chỉ định của kiềm hóa đã trình bày ở trên.
6. Theo dõi
Theo dõi pH nước tiểu mỗi 6 giờ đảm bảo duy trì pH nƣớc tiểu 7,5 – 8,5.
Xét nghiệm Kali máu, bù Kali nếu có hạ Kali máu
Tình trạng toan kiềm máu qua KMĐM.
Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm tránh quá tải dịch
Đảm bảo số lượng nước tiểu 2-4 ml/kg/giờ.
Phát hiện biến chứng co thắt mạch vành bằng điện tim hoặc lắp monitor điện tim. Theo dõi và phát hiện biến chứng co thắt mạch não nếu nghi ngờ.
7. Biến chứng và cách xử lý
Kiềm hóa máu quá mức: pH máu tăng quá 7,6. Cách xử trí: dừng truyền NaHCO3, truyền dịch thông thường đến khi khí máu về bình thường.
Hạ kali máu: kiềm máu sẽ đưa kali vào trong tế bào, đặc biệt nghiêm trọng ở những người bệnh hạ kali trước đó: Bù kali đường tĩnh mạch theo phác đồ bù kali
Giảm canxi máu: cơn tetani, thường nhẹ và không có biến chứng khác: bù canxi
Co thắt mạch vành: tăng nguy cơ ở người bệnh hẹp mạch vành trước đó. Xử trí: dừng truyền, cho thuốc giãn mạch vành (nitromint uống, ngậm, nitroglycerin truyền tĩnh mạch)
Co thắt mạch não: có thể xảy ra nếu kiềm hóa máu quá mức. Cho thuốc giãn mạch não: nimodipine uống hoặc truyền tĩnh mạch
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.