Không thèm ăn khi mang thai có bình thường không?

Chúng ta có thể thèm ăn khi mang thai hoặc thậm chí là không nghén khi mang thai. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi mang thai đều trải qua giai đoạn ốm nghén dù ít hay nhiều. Một số người do mệt mỏi vì nghén khi mang thai đã không thèm ăn. Tuy nhiên, điều đó có tốt không? Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.

1. Lý giải hiện tượng ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén được coi là phản ứng khi hormone HCG tăng cao trong thai kỳ. Ngoài ra, một số hormone khác cũng tăng nhanh chóng khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng. Bạn có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn bất kỳ lúc nào nhưng tồi tệ nhất là vào sáng sớm.

Đa số phụ nữ sẽ xuất hiện ốm nghén khi ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, ốm nghén sẽ mất đi khi họ ở trong khoảng từ 16 - 20 tuần. Theo nghiên cứu, ốm nghén khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Có người không ốm nghén khi mang thai, một số khác thì ốm nghén 3 tháng đầu hoặc cho đến tận khi sinh con.

2. Một số phương pháp giải quyết ốm nghén tại nhà hoặc nơi công sở

Ốm nghén được coi là một hiện tượng sinh lý bình thường để phát hiện sự xuất hiện của thai nhi. Tuy nhiên, một số mẹ sẽ mệt mỏi hay gặp khó khăn khi ốm nghén kéo dài. Do khoa học chưa thể tìm ra giải pháp tốt nhất để giảm dấu hiệu ốm nghén nên bạn có thể khao khảo một số mẹo sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Hãy ăn ít đi và tăng số bữa ăn nhiều lên.
  • Nghỉ ngơi: Khi bạn mệt mỏi hay căng thẳng, ốm nghén sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  • Hạn chế thực phẩm chứa đường hay chất béo bão hoà: Đồ ngọt, thịt đỏ, socola,...
  • Bổ sung thực phẩm chứa carb để tăng cảm giác thèm ăn khi mang thai.
  • Tránh xa những thực phẩm làm bạn xuất hiện cảm giác buồn nôn.
  • Hãy thử ăn sáng nhẹ với một lát bánh mì.
  • Sử dụng thêm gừng vào đồ ăn thức uống của bạn.
  • Bấm huyệt để thư giãn và làm giảm cảm giác buồn nôn.

Nghén khi mang thai bạn có thể thêm chút gừng vào đồ uống.
Nghén khi mang thai bạn có thể thêm chút gừng vào đồ uống.

Bạn sẽ khó khăn hơn khi làm việc với tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, khi mang thai, bạn cần hạn chế công việc nặng và chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng. Hãy chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên tình trạng của bạn để giúp bảo đảm sức khỏe bản thân.

3. Một số triệu chứng và cách điều trị ốm nghén cho phụ nữ mang thai

Ốm nghén dẫn đến không thèm ăn khi mang thai và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Bạn có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng sản phẩm giảm nghén giúp cải thiện tình trạng này. Nếu không có cách nào giảm nghén, có thể bạn đã mắc phải tình trạng hyperemesis gravidarum. Đây là một hội chứng gây buồn nôn liên tục trong suốt thai kỳ. Ngoài dấu hiệu buồn nôn và sốt, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Nước tiểu đậm màu.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Cảm giác chóng mặt và mệt mỏi.
  • Cân nặng giảm sút.
  • Nôn ra máu.
  • Thân nhiệt cơ thể tăng cao.
  • Huyết áp tăng.

Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể bị mất nước dẫn đến nhiều vấn đề tồi tệ hơn. Thông thường, khi bị ốm nghén kéo dài trong thai kỳ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc theo tư vấn của bác sĩ. Thuốc chống nôn hoặc steroid có thể sử dụng mà không gây nguy hiểm cho thai kỳ. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin B theo đơn để tăng cảm giác thèm ăn khi mang thai.

Buồn nôn khiến tâm trạng tồi tệ và ngược lại, khi bạn yêu bản thân mình thì sẽ giúp cải thiện tâm trạng và sự buồn nôn. Đối với trường hợp ốm nghén kéo dài, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để tiện theo dõi và điều trị từ sớm.


Nghén khi mang thai kéo dài, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.
Nghén khi mang thai kéo dài, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay.

4. Không thèm ăn khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Không thèm ăn khi mang thai là một biểu hiện bất thường và có hại cho sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà cảm giác thèm ăn có thể là tốt hoặc xấu. Trên thực tế, không ăn tinh bột và đường có thể mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Khi bạn loại bỏ đường cùng tinh bột thì sẽ có thể xây dựng thực đơn an toàn và lành mạnh hơn. Nhờ đó, thai nhi sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển. Cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng hạn chế được béo phì hay tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thực sự tìm được nguyên nhân dẫn đến thèm ăn khi mang thai. Tuy nhiên, một số nghĩ rằng nguyên nhân là ở hormone. Khi bước vào thai kỳ, cơ thể bạn sẽ vô cùng nhạy cảm khiến mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Sự phát triển mạnh mẽ của vị giác và khứu giác có thể là nguyên nhân dẫn đến thèm ăn một cách lạ thường.

Một số khác lại nghĩ là do cơ thể thiếu chất nên bạn mới có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, điều đó chưa được công bố vì chưa lý giải được trên cơ sở khoa học.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycentre.co.uk, tommys.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe