Khoai tây và ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe

Khoai tây là nguồn thực phẩm sở hữu nhiều vitamin và chất khoáng, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch,... Ngoài ra, khoai tây còn là thực phẩm có công dụng làm đẹp.

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên những lợi ích mà khoai tây mang lại trong chế độ ăn phụ thuộc vào: cách chế biến, cách kết hợp với các loại thực phẩm khác hoặc cách bảo quản.... Khoai tây nguyên chất là loại thực phẩm tương đối ít calo. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như vitamin C, vitamin B6 và các khoáng chất.

Một khẩu phần chứa 100 gam khoai tây sẽ có thành phần dinh dưỡng bao gồm: 94 calo; 0,15 gam chất béo; 0 gam cholesterol; 21,08 gam carbohydrate; 2,1gam chất xơ; 2,10gam protein; 10 miligam canxi; 0,64 mg sắt; 27 mg magiê; 75mg phốt pho; 544 mg kali; 12,6 mg vitamin C; 0,211 mg vitamin B6; 38 microgam folate... Ngoài ra, khoai tây còn cung cấp niacin, choline và kẽm.

Khoai tây chưa chế biến có chứa rất ít natri, chỉ 10mg trên 100g. Tuy nhiên, điều này ngược với các sản phẩm chế biến từ khoai tây, chẳng hạn như khoai tây chiên thì hàm lượng natri khá nhiều.

Khoai tây cũng chứa một hợp chất axit alpha-lipoic (ALA), có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Một số bằng chứng cho thấy rằng axit alpha-lipoic có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sự giãn mạch, bảo vệ chống lại bệnh võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường, và bảo tồn não và mô thần kinh.

Quercetin là một loại flavonoid có trong vỏ khoai tây, đồng thời nó có tác dụng chống viêmchống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn thương do các gốc tự do. Trong khoai tây chứa vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa. Vai trò của chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và ung thư, đồng thời thúc đẩy hệ tiêu hóa và chức năng tim mạch khỏe mạnh. Chất xơ trong khoai tây có vai trò duy trì hệ tiêu hóa và tuần hoàn khỏe mạnh.


Khoai tây chứa lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa
Khoai tây chứa lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hóa

2. Ăn khoai tây có tác dụng gì?

Thực chất khi sử dụng khoai tây trong khẩu phần thì nó có thể đóng góp vào lối sống lành mạnh, bao gồm ngăn ngừa loãng xương, duy trì sức khỏe tim cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đây là một số lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe:

2.1. Sức khỏe xương

Các chất khoáng bao gồm: Sắt, phốt pho, canxi, magie và kẽm trong khoai tây đều giúp cơ thể xây dựng và duy trì cấu trúc và sức mạnh của xương. Hơn nữa, Sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và trưởng thành collagen.

Phốt pho và canxi đều quan trọng trong cấu trúc xương, nhưng điều quan trọng cần thực hiện là phải cân bằng hai loại khoáng chất này để quá trình khoáng hóa xương thích hợp. Quá nhiều hàm lượng phốt pho và quá ít canxi dẫn đến việc mất xương và góp phần gây loãng xương.

2.2. Huyết áp

Hàm lượng natri thấp cực kỳ cần thiết để duy trì huyết áp khỏe mạnh, nhưng tăng lượng kali cũng quan trọng không kém. Kali là chất hỗ trợ giãn mạch hoặc mở rộng mạch máu.

Theo Khảo sát kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES), có khoảng dưới 2% người Mỹ trưởng thành đáp ứng khuyến nghị 4.700 miligam mỗi ngày.

Ngoài ra, các chất khoáng như: kali, canxi và magie đều có trong khoai tây. Những chất khoáng này đều đã được chứng minh là làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.

2.3. Sức khỏe tim mạch

Trong khoai tây là đều có chứa chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B6 cùng với việc thiếu cholesterol, tất cả các yếu tố này đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Khoai tây là loại thực phẩm có chứa một lượng chất xơ đáng kể. Chất xơ có vai trò giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu dựa trên NHANES đã tìm thấy mối liên quan của việc tiêu thụ nhiều kali và natri với việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim.


Khoai tây có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch
Khoai tây có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch

2.4. Viêm

Trong khoai tây có chứa choline là một chất dinh dưỡng quan trọng và linh hoạt. Nó sẽ giúp vận động cơ bắp, tâm trạng, học tập và trí nhớ. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ trong:

  • Duy trì cấu trúc của màng tế bào
  • Truyền xung thần kinh
  • Sự hấp thụ chất béo
  • Phát triển trí não sớm

Hàm lượng choline trong một củ khoai tây lớn chứa 57 mg. Nhu cầu mỗi ngày cho nam giới trưởng thành là 550 mg, và nữ giới là 425 mg.

2.5. Ung thư

Khoai tây cũng chứa folate. Bởi vì, folate tham gia vào quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA. Do đó, nó sẽ ngăn ngừa nhiều loại tế bào ung thư hình thành do đột biến trong DNA.

Lượng chất xơ từ rau quả trong đó có khoai tây cũng liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

2.6. Tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ có trong khoai tây giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón đồng thời thúc đẩy sự đều đặn cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.

2.7. Quản lý cân nặng và cảm giác no

Chất xơ thường được công nhận là yếu tố quan trọng trong việc quản lý cân nặng và giảm cân. Chúng hoạt động như yếu tố gây phình bên trong hệ tiêu hóa. Với hoạt động này, chúng sẽ làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy, khi sử dụng khoai tây sẽ mang lại cảm thấy no lâu hơn và ít có khả năng tiêu thụ nhiều calo hơn.


Khoai tây có vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng
Khoai tây có vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng

2.8. Trao đổi chất

Khoai tây là một nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B6 tuyệt vời. Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, bằng cách phá vỡ carbohydrate và protein thành glucose và axit amin. Đây là những hợp chất đơn giản có thể dễ dàng được sử dụng để tạo năng lượng cho cơ thể.

2.9. Da

Collagen là hệ thống hỗ trợ của da. Và trong khoai tây hàm lượng vitamin C khá cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ da bởi vì vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói thuốc. Hơn nữa, vitamin C cũng giúp collagen làm mờ nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể.

2.10. Miễn dịch

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cảm lạnh. Khoai tây là một nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C dồi dào.

3. Một số rủi ro khi sử dụng khoai tây


Cây khoai tây, cùng với cà chua và cà tím, thuộc họ cây cảnh. Một số loại cây này thường có chứa một số chất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khoai tây trước đây được cho là thực phẩm không ăn được. Bởi vì, chồi và lá khoai tây có chất độc chẳng hạn như:

  • Solanin: Khoai tây mọc mầm hoặc bị đổi màu xanh có khả năng chứa solanin. Hợp chất này được phát hiện là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tuần hoàn và hô hấp, cũng như đau đầu, chuột rút cơ và tiêu chảy. Nếu một củ khoai tây chắc chắn đã mọc mầm hoặc đã hình thành “mắt” thì việc loại bỏ tất cả các mầm là đủ. Tuy nhiên, nếu củ khoai tây bị teo nhỏ lại hoặc có màu xanh ở vỏ thì không nên ăn.

Khoai tây mọc mầm chứa Solanin gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Khoai tây mọc mầm chứa Solanin gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

  • Acrylamide: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoai tây khi được nấu trên 120 độ C, tạo ra một chất hóa học được gọi là acrylamide. Hợp chất này được tìm thấy trong nhựa, keo dán, thuốc nhuộm và khói thuốc lá. Acrylamide có liên quan đến sự phát triển của một số bệnh ung thư. Hơn nữa, nó cũng có đặc tính gây độc thần kinh và nó có thể có tác động tiêu cực đến gen và sức khỏe sinh sản.

Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề dinh dưỡng, có thể để lại câu hỏi tại mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trên website.Câu hỏi sẽ được bác sĩ tư vấn và gửi tới Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Bài viết được tham khảo tại nguồn: Nutrition.org.uk

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe