Đối với người mắc bệnh động mạch vành, khi nào cần tái thông mạch máu để tránh các cơn đau tim và thậm chí tử vong chính là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Bởi vì, thực hiện phẫu thuật này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu đến tim khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp.
1. Khi nào cần tái thông mạch máu?
Nguy cơ đau tim sẽ trở thành mối lo ngại khi bệnh động mạch vành cuản bạn đã hẹp đến 70%. Đây cũng là lúc các bác sĩ thảo luận về việc khi nào cần tái thông mạch máu để cải thiện sự lưu thông máu cho bệnh nhân.
Với sự phát triển của y học, hiện nay việc lựa chọn quy trình tái thông mạch máu tốt tương đối đơn giản:
- Nếu bệnh nhân đang mắc phải một hoặc hai tổn thương mạch vành có nguy cơ gây ra cơn đau tim, bác sĩ sẽ chỉ định nong mạch vành và đặt stent (can thiệp mạch vành qua da hoặc PCI - Percutaneous Coronary Intervention).
- Nếu hẹp thân chung động mạch vành trái và, hoặc hẹp nhiều nhánh động mạch vành khác khác trong tim do mảng xơ vữa động mạch, bệnh nhân sẽ được thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG - Coronary Artery Bypass Grafting).
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, PCI và CABG đều không có hiệu quả lâu dài nhưng có sự khác biệt giữa hai phương pháp can thiệp này:
- Quyết định chữa trị bằng phương pháp PCI hay CABG thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí và số lượng động mạch bị tắc nghẽn, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và kinh nghiệm, kiến thức của bác sĩ điều trị.
Một số trường hợp sau sẽ giúp bạn biết rằng khi nào cần tái thông mạch máu:
- Lên cơn đau tim cấp: Khi có cơn đau tim hoặc tình trạng tim mạch khẩn cấp, việc tái tạo mạch máu bằng PCI hoặc CABG sẽ được cân nhắc để loại bỏ tắc nghẽn, khôi phục lượng máu đến trái tim càng sớm càng tốt.
- Đau thắt ngực: Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch vành như đau thắt ngực, đau lan ra cánh tay trái, buồn nôn và thở khó, việc tái tạo mạch máu có thể được xem xét để cải thiện lưu thông máu.
- Đánh giá tổng thể của bệnh nhân: Tình trạng sức khỏe, tuổi tác cùng nhiều yếu tố khác sẽ quyết định PCI hay CABG là phương pháp phù hợp hơn với bệnh nhân.
- Độ phức tạp và số lượng vị trí tắc nghẽn: Nếu có nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc nếu tắc nghẽn ở những vị trí phức tạp, có thể cần đến CABG thay vì PCI.
- Khả năng tái phát bệnh và duy trì lượng máu lưu thông: CABG thường được xem xét nếu bác sĩ quan tâm đến khả năng tái phát thấp hơn và khả năng duy trì lưu thông máu tốt hơn trong thời gian dài.
2. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)
2.1. Lợi ích của CABG
Các ưu điểm của việc tái tạo mạch máu, đặc biệt là thông qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG), liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và các nguy cơ khác. Một số lợi ích chính của CABG là:
- Ngăn ngừa tình trạng lên cơn đau tim trong tương lai: Khi bệnh chưa tiến triển đến mức phải lo lắng về cơn đau tim sắp xảy ra nhưng việc cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim của phương pháp CABG sẽ bảo vệ khỏi cơn đau tim trong tương lai.
- Kéo dài tuổi thọ: Tình trạng bệnh của bệnh nhân càng nghiêm trọng thì lợi ích của CABG mang lại càng cao. Ví dụ, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì tốc độ phát triển của bệnh động mạch vành sẽ lớn, làm tăng nguy cơ đau tim sớm. CABG sẽ giúp kéo dài tuổi thọ trong những trường hợp này.
- Chống tái phát: CABG thường có khả năng tốt hơn trong việc ngăn chặn tái tắc nghẽn so với PCI, đặc biệt là ở những bệnh nhân tim mạch nặng.
- Hiệu quả trong các tình huống phức tạp: Trong các trường hợp có nhiều tắc nghẽn hay tắc nghẽn ở những vị trí khó tiếp cận, phương pháp CABG là lựa chọn hiệu quả hơn.
2.2. CABG giúp bệnh nhân duy trì sự sống như thế nào?
Đa số tổn thương gây đau tim xuất hiện ở 1/3 trên của động mạch. Phương pháp CABG bỏ qua những khu vực này và thay vào đó, chú trọng vào việc ghép mảnh bắc cầu ở phía dưới của động mạch, đặc biệt là ở những khu vực mạch máu ít bị bệnh hơn.
Khi bệnh tiếp tục phát triển trong động mạch, mảnh ghép tiếp tục đảm bảo cung cấp máu giàu oxy đến cơ tim, nuôi dưỡng khu vực này thông qua động mạch. Đây là cách CABG ngăn chặn xuất hiện các cơn đau tim trong tương lai.
Tuy nhiên, phương pháp PCI không thể thực hiện điều này. PCI giải quyết được một tổn thương cụ thể nào đó. Nó không thể bảo vệ động mạch khỏi việc phát triển tổn thương mới ở phía trên hoặc dưới của ống đỡ động mạch. Hơn nữa, chính ống đỡ động mạch có thể bị thu hẹp hoặc đông máu. Khi tình trạng này xảy ra, lưu lượng máu có thể bị chặn đứng. Vì không có con đường khác cho máu đi qua, cơ tim có thể phải đối mặt với rủi ro tử vong trong trường hợp này.
3. Khi nào cần tái thông mạch máu bằng PCI là sự lựa chọn phù hợp?
Bên cạnh những nhược điểm so với CABG, PCI cũng mang lại các ưu điểm riêng. PCI tập trung vào điều trị các tổn thương cấp tính, những tình trạng nghiêm trọng và đột ngột, gây hạn chế hoặc ngừng lưu lượng máu. Điều này rất lý tưởng khi chỉ vì một tắc nghẽn có thể gây ra cơn đau tim.
Trong trường hợp khẩn cấp này, bác sĩ thường chỉ định đặt stent để bệnh nhân có thể hồi phục và sau đó thảo luận về bước tiếp theo để ngăn chặn một cơn đau tim mới. Đôi khi, tình trạng tổng thể của người bệnh cũng khiến cho PCI trở thành lựa chọn an toàn hơn, đặc biệt là khi họ đang mắc một bệnh lý khác như bệnh phổi nặng, bệnh gan hoặc ở độ tuổi cao. Trong những trường hợp như vậy, nguy cơ liên quan đến phẫu thuật có thể lớn hơn so với nguy cơ của một cơn đau tim.
Như vậy, khi nào cần tái thông mạch máu và lựa chọn phương pháp nào để chữa đau tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân, vị trí và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh để có những phương hướng điều trị tối ưu nhất.