Huyết khối tĩnh mạch thận là gì?

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường khởi phát với triệu chứng rối loạn chức năng thận kín đáo. Một số trường hợp khởi phát có thể là cấp tính gây nhồi máu thận. Việc điều trị huyết khối tĩnh mạch thận thường dựa theo nguyên tắc điều trị các bệnh hiện mắc, sử dụng thuốc chống đông, một số trường hợp có thể phải phẫu thuật lấy huyết khối qua catheter hoặc sử dụng thuốc tiêu huyết khối.

1. Huyết khối tĩnh mạch thận là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận là sự tắc 1 hoặc 2 tĩnh mạch thận chính do một cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch dẫn máu từ thận đi, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thận cấp hoặc bệnh thận mạn.

Nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch thận này thường chủ yếu do tình trạng tăng đông cục bộ hoặc do hội chứng thận hư, bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu hoặc một số trường hợp có thể do viêm cầu thận màng tăng sinh. Các nguyên nhân khác gây huyết khối tĩnh mạch thận có thể là do:

  • Thải ghép gây huyết khối tĩnh mạch thận;
  • Bệnh bột thận, bệnh thận đái tháo đường, viêm mạch thận;
  • Liệu pháp Estrogen;
  • Phụ nữ mang thai cũng có thể bị huyết khối tĩnh mạch thận;
  • Rối loạn tăng đông máu tiên phát ;
  • Bệnh thận tế bào hình liềm gây huyết khối tĩnh mạch thận;
  • SLE - Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý viêm tự miễn mạn tính ở nhiều hệ cơ quan cũng có thể là nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch thận.

Một số nguyên nhân hiếm gặp có thể là do sự liên quan đến lưu lượng máu tĩnh mạch thận giảm như do khối u ác tính ở thận xâm lấn vào tĩnh mạch thận hoặc do sự chèn ép từ bên ngoài ảnh hưởng đến tĩnh mạch thận. Phụ nữ uống thuốc tránh thai hay những người bị chấn thương, mất nước, viêm tĩnh mạch huyết khối di chuyển, lạm dụng cocain, sử dụng lợi tiểu quá mức hoặc điều trị corticoid liều cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bệnh huyết khối tĩnh mạch thận.

2. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường khởi phát với triệu chứng rối loạn chức năng thận kín đáo. Một số trường hợp khởi phát có thể là cấp tính gây nhồi máu thận với triệu chứng như:

  • Người bị huyết khối tĩnh mạch thận cấp có thể buồn nôn, nôn;
  • Huyết khối tĩnh mạch thận cũng khiến người bệnh đau thắt lưng;
  • Một số trường hợp đái máu đại thể và suy giảm số lượng nước tiểu.

Tuy nhiên, khi nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch thận là do rối loạn tăng đông thì dấu hiệu của bệnh tắc tĩnh mạch do huyết khối có thể xảy ra. Còn trường hợp nguyên nhân là do ung thư thận thì sẽ có các dấu hiệu của bệnh (tiểu ra máu, gầy sút cân) chiếm ưu thế.


Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường khởi phát với triệu chứng rối loạn chức năng thận kín đáo
Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường khởi phát với triệu chứng rối loạn chức năng thận kín đáo

3. Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch thận

3.1 Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch thận

Vì các triệu chứng của bệnh tĩnh mạch thận này khá mơ hồ, không điển hình và nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh lý về thận khác nên để chẩn đoán cần dựa vào các kỹ thuật y tế như sau:

  • Chẩn đoán dựa huyết khối tĩnh mạch thận vào hình ảnh mạch máu: Ở những người bệnh có nhồi máu thận hoặc bất kỳ sự suy giảm chức năng thận nào không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở những người bệnh có hội chứng thận hư hoặc các yếu tố nguy cơ khác thì nên nghĩ tới huyết khối tĩnh mạch thận. Lúc này sự lựa chọn các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường là chụp tĩnh mạch chủ dưới nhằm mục đích thăm dò giúp chẩn đoán xác định nhưng có thể làm di chuyển cục máu đông.
  • Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch thận: Do những yếu tố nguy cơ của kỹ thuật chụp tĩnh mạch thông thường nên việc chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch thận được ứng dụng ngày càng nhiều. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch thận có thể được thực hiện khi MLCT trên 30 mL/phút.
  • Siêu âm doppler: Kỹ thuật siêu âm Doppler tĩnh mạch thận có thể giúp phát hiện huyết khối tĩnh mạch thận, tuy nhiên kỹ thuật này cũng có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Khi siêu âm nếu có dấu hiệu tĩnh mạch bên giãn chèn ép bao quanh niệu quản thì có thể là một đặc trưng ở những trường hợp huyết khối tĩnh mạch thận mạn tính.
  • Chụp CT mạch: Kỹ thuật chụp CT mạch thận sẽ cung cấp những thông tin chi tiết với độ đặc hiệu và độ nhạy cao, nhanh chóng. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp CT mạch cần phải sử dụng thuốc cản quang, loại thuốc này lại có thể độc cho thận vì vậy cần cân nhắc khi sử dụng.
  • Điện giải đồ máu và xét nghiệm nước tiểu sẽ được chỉ định thực hiện nếu nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch thận để xác định có sự suy giảm chức năng thận.
  • Đánh giá tình trạng tăng đông: Còn những trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng thì cần phải làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng tăng đông.
  • Sinh thiết thận: Phương pháp sinh thiết thận thường không đặc hiệu, tuy nhiên lại có thể phát hiện các bệnh thận đồng mắc.

4.2 Điều trị huyết khối tĩnh mạch thận

Việc điều trị huyết khối tĩnh mạch thận thường dựa theo nguyên tắc điều trị các bệnh hiện mắc, sử dụng thuốc chống đông, một số trường hợp có thể phải phẫu thuật lấy huyết khối qua catheter hoặc sử dụng thuốc tiêu huyết khối. Cụ thể:

  • Sử dụng thuốc điều trị huyết khối tĩnh mạch thận

Để điều trị huyết khối tĩnh mạch thận cần sử dụng thuốc chống đông kéo dài với heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc bắt đầu dùng thuốc chống đông nếu không có kế hoạch can thiệp xâm lấn.

Thuốc chống đông sẽ có tác dụng giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành huyết khối mới ở tĩnh mạch thận, đồng thời nó còn cải thiện chức năng thận và tăng cường tái tạo tuần hoàn mạch có cục máu đông. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống đông nên được duy trì tiếp tục trong ít nhất 6 -12 tháng, trường hợp có rối loạn tăng đông kèm theo thì cần phải dùng kéo dài hơn.

  • Lấy huyết khối qua catheter qua da hoặc dùng thuốc tiêu huyết khối

Phương pháp điều trị lấy huyết khối tĩnh mạch thận qua catheter qua da hoặc dùng thuốc tiêu huyết khối được khuyến cáo thực hiện nhiều nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp nếu người bệnh có huyết khối tĩnh mạch thận hai bên cấp tính và kèm theo tổn thương thận cấp nhưng lại không thể điều trị được bằng cách lấy huyết khối bằng catheter qua da hoặc thuốc tiêu huyết khối thì cần phải xem xét chỉ định phẫu thuật lấy huyết khối.

  • Phẫu thuật cắt thận điều trị huyết khối tĩnh mạch thận

Phương pháp điều trị phẫu thuật cắt thận chỉ nên thực hiện trong trường hợp người bệnh có nhồi máu thận toàn bộ hoặc bệnh lý đang mắc phải đòi hỏi cần cắt thận.

Việc điều trị huyết khối tĩnh mạch thận thường thường dựa theo yếu tố thời gian nhưng nó sẽ không gây ra tổn thương lâu dài nào đối với thận. Tuy nhiên, nếu điều trị không kịp thời hoặc không đúng phương pháp thì có thể gây ra các biến chứng như suy thận cấp, huyết khối tĩnh mạch thận di chuyển tới phổi gây tắc mạch phổi, một số trường hợp còn hình thành các huyết khối mới. Vì vậy để phòng tránh nguy cơ dẫn đến huyết khối tĩnh mạch thận thì nên duy trì đủ chất lỏng trong cơ thể, tránh tình trạng cơ thể mất nước.

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch thận. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế hiện đại, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe