Hướng dẫn trực quan về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường phát triển và lan rộng ở cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh này là do virus HPV. Nếu phát hiện sớm, bệnh có khả năng chữa khỏi cao.

1. Ung thư cổ tử cung do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là HPV. Virus gây u nhú ở người (HPV) là một nhóm lớn virus. Có khoảng 40 loại HPV có thể lây nhiễm sang vùng sinh dục và một số loại có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Nhiễm trùng HPV sinh dục thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm HPV mãn tính, có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào của cổ tử cung và thậm chí dẫn tới ung thư. Trên thế giới có tới hơn 90% trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV.

Nhiễm trùng HPV thường không có triệu chứng. Một số loại HPV có thể gây mụn cóc sinh dục nhưng đây không phải là các chủng gây ung thư cổ tử cung. Điều quan trọng là mụn cóc sinh dục không biến thành ung thư kể cả khi không được điều trị. Các chủng HPV nguy hiểm có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

HPV phổ biến ở những người đã từng quan hệ tình dục. Vì HPV có thể âm thầm tồn tại nên có khả năng bạn đã mang virus nhiều năm kể từ khi bắt đầu quan hệ tình dục. Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HPV nhưng không thể bảo vệ hoàn toàn. Nguy cơ mắc HPV ung thư cổ tử cung cao hơn ở người tiếp xúc với khói thuốc lá, có nhiều con, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, có nhiều bạn tình, bị nhiễm HIV hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu.


HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung hiện nay
HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung hiện nay

2. Triệu chứng thường gặp của ung thư cổ tử cung

Khi mới hình thành các tế bào ung thư cổ tử cung, bệnh thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Khi ung thư cổ tử cung HPV tiến triển, các triệu chứng có thể gặp gồm:

3. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nào?

3.1 Xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap là phương pháp được sử dụng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Một mẫu mô cổ tử cung có thể giúp bác sĩ phát hiện các tế bào bất thường trước khi ung thư xuất hiện. Phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap ở độ tuổi 21 cứ mỗi 3 năm một lần. Từ năm 30 - 65 tuổi, phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần. Tuy nhiên, những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn (theo lời khuyên của bác sĩ).

Lưu ý: Bạn vẫn cần xét nghiệm Pap sau khi tiêm ngừa HPV vì biện pháp này không thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư cổ tử cung.

Nếu kết quả xét nghiệm Pap cho thấy có một bất thường nhỏ, có thể bạn cần làm lại xét nghiệm. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện soi cổ tử cung để quan sát các mô cổ tử cung và lấy mẫu mô kiểm tra sinh thiết. Nếu các tế bào bất thường là tiền ung thư, chúng sẽ bị loại bỏ. Các phương pháp điều trị hiện đang rất thành công trong việc ngăn ngừa các tế bào tiền ung thư tiến triển thành ung thư.

3.2 Xét nghiệm DNA HPV

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện xét nghiệm DNA HPV ngoài xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này giúp kiểm tra sự hiện diện của các chủng HPV. Nó có thể được sử dụng kết hợp với xét nghiệm Pap nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trên 30 tuổi. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được khuyên dùng cho mọi phụ nữ ở mọi lứa tuổi sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

3.3 Sinh thiết

Sinh thiết bao gồm việc lấy mẫu mô cổ tử cung để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu mô để tìm những thay đổi bất thường, tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, sinh thiết sẽ diễn ra đồng thời với quá trình soi cổ tử cung. Sinh thiết hình nón cho phép bác sĩ có thể giải phẫu bệnh, kiểm tra các tế bào bất thường bên dưới bề mặt cổ tử cung. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể cần phải gây mê.


Hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau có thể chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau có thể chẩn đoán ung thư cổ tử cung

4. Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn bệnh gồm:

  • Giai đoạn I: Ung thư đã vượt ra ngoài niêm mạc cổ tử cung nhưng nó vẫn chỉ nằm trong tử cung;
  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung, có thể lây lan sang các mô lân cận;
  • Giai đoạn III: Khối u lan tới phần dưới của âm đạo, có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi tiểu tiện;
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối, khi ung thư đã lan sang các cơ quan lân cận và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Tùy theo mỗi giai đoạn của bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về hướng điều trị ung thư cổ tử cung khác nhau sau cho đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

5. Biện pháp giảm nhẹ các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư cổ tử cung

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể khiến bạn mệt mỏi hoặc mất khẩu vị, chán ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nạp đủ lượng calo để duy trì cân nặng hợp lý. Vì vậy, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để biết được các cách ăn uống tốt trong quá trình điều trị ung thư.

Ngoài ra, việc duy trì thói quen vận động cũng rất quan trọng. Bạn nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng để tăng năng lượng, giảm cảm giác buồn nôn và căng thẳng. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để lựa chọn những hình thức vận động thích hợp với mình.

6. Ung thư cổ tử cung và khả năng sinh sản, tuổi thọ

Điều trị ung thư cổ tử cung thường bao gồm cắt bỏ tử cung, có thể gồm cắt bỏ buồng trứng nên bạn sẽ không có khả năng mang thai trong tương lai. Tuy nhiên, nếu phát hiện ung thư sớm thì bạn vẫn có thể có con sau khi điều trị. Một thủ thuật có thể cắt bỏ cổ tử cung và một phần âm đạo trong khi vẫn giữ nguyên phần lớn tử cung để bảo toàn khả năng sinh sản cho bạn.

Tỷ lệ điều trị khỏi đối với ung thư cổ tử cung có liên quan chặt chẽ với việc phát hiện sớm. Có khoảng 66% phụ nữ có thể sống trên 5 năm sau khi được chẩn đoán, phát hiện bệnh.


Phụ nữ vẫn có khả năng mang thai nếu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Phụ nữ vẫn có khả năng mang thai nếu phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

7. Vắc-xin giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Vắc-xin Gardasil 9 có thể ngăn ngừa HPV 16, HPV 18 và HPV 6, HPV 11. HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có liên quan chặt chẽ với ung thư cổ tử cung; HPV 6 và HPV 11 gây mụn cóc sinh dục. Trẻ em gái và trẻ e trai từ 9 - 14 tuổi nên tiêm 2 liều Gardasil 9 trong 6 - 12 tháng. Trẻ em từ 15 tuổi trở lên nên tiêm 3 liều trên 6 tháng. Vắc-xin có thể ngăn ngừa tới 90% các trường hợp ung thư do HPV gây ra. Ngoài ra, Gardasil cũng ngăn ngừa sự lây nhiễm của 5 loại HPV gây ung thư khác.

Đây là loại vắc-xin được dùng để ngăn ngừa, không điều trị nhiễm HPV. Chúng hữu ích nhất nếu bạn tiêm phòng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Thuốc được khuyến nghị cho người từ 9 - 26 tuổi.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được tới 90% nếu tiêm chủng đầy đủ. Vì vậy, những người trong độ tuổi tiêm chủng nên tiêm vắc-xin ngừa HPV để phòng ngừa căn bệnh này.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe