Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm từ 12 - 36 tháng

Từ 12 đến 36 tháng tuổi, trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn. Tìm hiểu về loại, số lượng và thời gian cung cấp thức ăn cho trẻ trong độ tuổi này rất quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

1. Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm từ 12 đến 24 tháng

Trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 36 tháng đang học cách ăn thức ăn đặc hơn và năng động hơn. Chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp cho trẻ những gì cần để phát triển, sức khỏe và năng lượng để chơi, vận động và học tập. Điều tốt nhất bạn có thể làm là cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm với mùi vị, kết cấu và màu sắc khác nhau. Theo đó, bạn hãy để trẻ quyết định về số lượng cũng như các món ăn của mình.

Thực tế, trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng thứ 24 tháng trẻ đã có thể sử dụng thìa, mặc dù sẽ mất một khoảng thời gian để trẻ có thể thành thạo việc này. Sau đây là một số lưu khi khi cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi ăn dặm.


Trẻ từ 12 đến 24 tháng có thể ăn dặm đa dạng các món ăn hơn
Trẻ từ 12 đến 24 tháng có thể ăn dặm đa dạng các món ăn hơn

1.1. Thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm từ 12 đến 24 tháng

Một số loại thực phẩm sau đây được các chuyên gia đánh giá là phù hợp đối với trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi:

  • Sữa nguyên chất: Sữa nguyên chất và các sản phẩm từ sữa khác như phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua và phô mai tươi là nguồn cung cấp năng lượng và một số chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ.
  • Các loại ngũ cốc như bánh mì nguyên cám, mì ống, gạo. Lưu ý cần cung cấp cho trẻ lượng ngũ cốc nguyên hạt tối thiểu một nửa tổng lượng ngũ cốc trẻ cần để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
  • Các loại trái cây như dưa hấu, đu đủ, mơ, bưởi...
  • Rau củ: Cải xanh và súp lơ trắng nấu cho đến khi mềm là những sự lựa chọn hàng đầu cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Các loại thực phẩm giàu đạm như trứng, đậu, đậu phụ, bơ, đậu phộng được phết mỏng hay thịt các loại được cắt nhỏ vừa miếng với trẻ. Nếu là cá cần đảm bảo loại bỏ hết xương.
  • Mật ong: Trẻ trên một tuổi đã có thể ăn được mật ong hoặc một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng khác.

1.2. Cho trẻ ăn bao nhiêu mỗi ngày

Dưới đây là ví dụ về khẩu phần ăn của trẻ 12-24 tháng tuổi trong một ngày. Những loại thực phẩm khác nhau sẽ yêu cầu khối lượng khác nhau đối với bé:

  • Một cốc sữa, hoặc một cốc sữa chua hoặc 20-30 gam pho mát các loại
  • 100 gram ngũ cốc, trong đó ít nhất một nửa là ngũ cốc nguyên hạt. Tương đương với 3 cốc ngũ cốc ăn liền hoặc một cốc mì ống hoặc một nửa bát cơm hoặc một lát bánh mì).
  • Một phần trái cây tươi hoặc trái cây đóng hộp được cắt thành những miếng nhỏ vừa với trẻ.
  • Một bát nhỏ rau được cắt miếng nhỏ và nấu chín
  • 60 gam protein tương đương hai lát thịt sandwich, hoặc khoảng 2/3 ức gà hoặc một nửa hộp cá ngừ đóng hộp hoặc một nửa cốc đậu khô được nấu chín hoặc hai quả trứng).

Trẻ có thể rất thích thú với trái cây
Trẻ có thể rất thích thú với trái cây

1.3. Mẹo cho trẻ 12-24 tháng tuổi ăn dặm

Các chuyên gia từng khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng, cá hoặc các sản phẩm từ đậu phộng bởi trẻ có nhiều nguy cơ bị dị ứng thực phẩm hay nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm. Nhưng những nghiên cứu mới đây nhất từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh cho các luận điểm trên. Đối với những trẻ có tiền sử bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc gia đình có người từng dị ứng với các loại thực phẩm đó thì các bậc cha mẹ nên trao đổi thêm với chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định cho trẻ thử một loại thức ăn mới. Bé vẫn có thể được ăn nhưng với số lượng tăng dần và được theo dõi nghiêm ngặt các phản ứng xảy ra sau khi ăn.

Ngoài ra nghẹt thở vẫn là một mối nguy hiểm đối với trẻ ở tất cả các độ tuổi. Do đó các bậc cha mẹ cần nắm được những loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng này và có biện pháp đề phòng phù hợp.

2. Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm từ 24-36 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 24-36 tháng tuổi trẻ đã có thể hình thành những sự háo hức nhất định trong việc lựa chọn thực phẩm cho riêng mình. Ngoài ra, bé cũng đã có thể sử dụng thìa thành thạo để tự xúc thức ăn.

2.1. Thực phẩm dành cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi

Một số loại thực phẩm dưới đây được các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ trong độ tuổi 24-36 ăn, bao gồm:

  • Sữa ít béo: Các bậc cha mẹ có thể cho trẻ chuyển sang sử dụng sữa ít béo hoặc không béo khi bé được hai tuổi hoặc hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những loại sữa mà trẻ có thể sử dụng trong giai đoạn này.
  • Các sản phẩm từ sữa khác như phô mai cắt nhỏ, sữa chua ít béo, phô mai tươi, bánh pudding.
  • Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như yến mạch, lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc hỗn hợp.
  • Các loại ngũ cốc khác như bánh mì nguyên cám, bánh quy giòn, bánh mì tròn, ngũ cốc ăn liền, mì ống, gạo.
  • Các loại trái cây tươi cắt nhỏ hoặc đóng hộp.
  • Các loại trái cây sấy khô, ngâm cho đến khi mềm để trẻ không bị nghẹn khi ăn (như táo, mơ, đào, lê, mận khô....)
  • Rau củ các loại được cắt miếng nhỏ và nấu chín kỹ.
  • Protein: Protein cho trẻ trong giai đoạn 24-36 tháng tuổi chủ yếu được cung cấp từ trứng, đậu, bơ đậu phộng được phết mỏng, các loại thịt gia súc, gia cầm thái nhỏ, cá đã được lọc hết xương hoặc đậu phụ.
  • Các loại thực phẩm kết hợp khác như mì ống, pho mát và thịt hầm

Trẻ từ 24-36 tháng tuổi được khuyến khích ăn các loại ngũ cốc như lúa mạch
Trẻ từ 24-36 tháng tuổi được khuyến khích ăn các loại ngũ cốc như lúa mạch

2.2. Cho trẻ ăn bao nhiêu mỗi ngày

Dưới đây là ví dụ về khẩu phần ăn của trẻ 24-36 tháng tuổi trong một ngày. Những loại thực phẩm khác nhau sẽ yêu cầu khối lượng khác nhau đối với bé:

  • Một cốc sữa, hoặc một cốc sữa chua hoặc 20-30 gam pho mát các loại
  • 100 gram ngũ cốc, trong đó ít nhất một nửa là ngũ cốc nguyên hạt. Tương đương với 3 cốc ngũ cốc ăn liền hoặc một cốc mì ống hoặc một nửa bát cơm hoặc một lát bánh mì).
  • Một phần trái cây tươi hoặc trái cây đóng hộp được cắt thành những miếng nhỏ vừa với trẻ.
  • Một bát nhỏ rau được cắt miếng nhỏ và nấu chín
  • 60 gam protein tương đương hai lát thịt sandwich, hoặc khoảng 2/3 ức gà hoặc một nửa hộp cá ngừ đóng hộp hoặc một nửa cốc đậu khô được nấu chín hoặc hai quả trứng)

Số lượng thức ăn cho trẻ sẽ có khác nhau giữa các thực phẩm
Số lượng thức ăn cho trẻ sẽ có khác nhau giữa các thực phẩm

2.3. Mẹo cho trẻ 24-36 tháng tuổi ăn

Cũng giống như đối với trẻ 12-24 tháng tuổi, các chuyên gia từng cho rằng các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn trứng, cá hoặc các sản phẩm từ đậu phộng bởi nguy cơ gây dị ứng của các loại thực phẩm này. Tuy nhiên hiện tại, quan điểm này đã không còn chính xác. Nếu trẻ không có tiền sử bị dị ứng bởi các loại thức ăn lạ, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm kể trên.

Ở độ tuổi này trẻ cũng đã có nhận thức rõ ràng về sở thích của chúng đối với các loại thức ăn. Hãy để trẻ chủ động lựa chọn các loại thực phẩm bé muốn. Công việc của các cha mẹ chỉ nên là người cân bằng dinh dưỡng trong các loại thực phẩm và khuyến khích trẻ lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh.


Ba mẹ nên để bé chủ động cho trẻ lựa chọn món ăn của mình
Ba mẹ nên để bé chủ động cho trẻ lựa chọn món ăn của mình

3. Hướng dẫn ăn dặm đối với trẻ ăn chay

Đối với các bà mẹ hoặc gia đình trẻ ăn chay và cũng muốn trẻ ăn theo hình thức đó, họ vẫn có thể cung cấp cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi mọi thứ mà bé cần cho sự phát triển. Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đồng ý rằng chế độ ăn chay và thuần chay có thể được thực hiện nếu được lập kế hoạch tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Chỉ cần chú ý đảm bảo bé có thể nhận được đầy đủ các loại chất dinh dưỡng sau đây:

  • Vitamin B12: Những trẻ ăn chay bình thường có thể nhận được vitamin B12 từ các thực phẩm như sữa hoặc trứng. Trẻ ăn trường chay có thể sử dụng các loại đồ uống giàu vitamin B12 nguồn gốc thực vật như đậu nành, ngũ cốc và các chất thay thế thịt khác.
  • Vitamin D: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cần được bổ sung khoảng 400 đơn vị khuyến nghị vitamin D mỗi ngày từ sữa đậu nành.
  • Canxi: Trẻ ăn trường chay có thể cần được cung cấp một số loại thực phẩm, đồ uống bổ sung hoặc tăng cường Canxi theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Kẽm: Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đối với những trẻ ăn trường chay, kẽm có thể được bổ sung thông qua một số loại thực phẩm như đậu, ngũ cốc, sữa và mầm lúa mì.
  • Sắt: Sắt nguồn gốc thực vật có thể được tìm thấy nhiều trong ngũ cốc hoặc các loại thực phẩm bổ sung tăng cường chất sắt khác. Ngoài ra cần ăn kèm với các thực phẩm giàu vitamin C khác như cam, cà chua, dâu tây để có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
  • Protein: Những trẻ ăn chay có thể được bổ sung protein từ sữa chua hoặc một phần nào đó từ trứng. Những người ăn chay trường có thể nhận được protein từ nguồn gốc thực vật như đậu, ngũ cốc và sữa đậu nành.
  • Chất xơ: Các nguồn chất xơ tốt nhất cho trẻ bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống và các loại thực phẩm thực vật giàu chất béo khác như bơ.

Các sản phẩm từ sữa sẽ tăng cường kẽm cho trẻ
Các sản phẩm từ sữa sẽ tăng cường kẽm cho trẻ

Giai đoạn từ 12 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện để phù hợp với nhiều loại thức ăn. Một số loại thực phẩm mà trước đó trẻ được khuyến cáo không nên ăn do nguy cơ dị ứng như mật ong hay sữa bò có thể được sử dụng trong giai đoạn này. Trẻ 12-36 tháng tuổi cũng đã hình thành nhận thức rõ ràng về những thứ mà chúng muốn ăn. Trẻ có thể ăn nhiều hoặc ít hơn trước nhưng điều đó hoàn toàn bình thường. Điều các bậc cha mẹ cần làm là hướng trẻ để một chế độ ăn lành mạnh để hình thành thói quen ăn uống tốt ngay từ nhỏ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Ngoài chế độ ăn uống, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, finebaby.azurewebsites.net

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe