Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe dự phòng cho đàn ông 50 tuổi

Chăm sóc sức khỏe đàn ông 50 tuổi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Lưu ý quan trọng nhất là cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe đàn ông tuổi 50 và có biện pháp can thiệp phù hợp.

1. Các xét nghiệm sàng lọc cho đàn ông 50 tuổi

Một trong những cách tốt nhất để có một sức khỏe tốt là chăm sóc sức khỏe dự phòng. Một số xét nghiệm sàng lọc giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của bạn và đề nghị biện pháp can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm đó bao gồm:

1.1 Kiểm tra huyết áp

Huyết áp cao có thể gây đau tim, đột quỵ, các bệnh về mắt và thận,... Trong khi đó, đôi khi bạn không biết mình bị huyết áp cao. Đó là lý do bạn cần kiểm tra huyết áp ngay cả khi bạn vẫn nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu huyết áp của bạn thấp hơn 120/80 thì bạn nên kiểm tra huyết áp 1 lần/năm. Nếu huyết áp của bạn cao hơn thì bạn sẽ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn.

1.2 Kiểm tra cholesterol

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là cholesterol cao. Vì vậy, ở tuổi 20, bạn nên bắt đầu xét nghiệm cholesterol ít nhất 4 - 6 năm/lần. Xét nghiệm máu sẽ giúp bạn biết mức độ cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim. Khi bạn già đi, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng lên. Ở độ tuổi 50, bạn cần tiếp tục sàng lọc, kiểm tra cholesterol.

1.3 Tầm soát ung thư ruột kết

Ung thư ruột kết là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở đàn ông 50 tuổi. Khi bạn bước sang tuổi 50, nguy cơ mắc bệnh sẽ gia tăng. Vì vậy, nếu có nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên khám sàng lọc ung thư ruột kết. Tần suất sàng lọc phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm sàng lọc thông thường gồm:

  • Nội soi đại tràng: 10 năm/lần;
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân: 1 lần/năm;
  • Nội soi đại tràng: 5 năm/lần, kết hợp với tìm máu ẩn trong phân 3 năm/lần;
  • Xét nghiệm ADN phân tìm kiếm các đột biến ADN;
  • Chụp cắt lớp vi tính, sử dụng tia X để chụp ảnh ruột kết.

Trong quá trình nội soi đại tràng, các bác sĩ có thể phát hiện và loại bỏ các polyp tiền ung thư ra khỏi ruột kết của bạn.

1.4 Kiểm tra mật độ xương

Đây là phương pháp giúp kiểm tra nguy cơ loãng xương - tình trạng có thể làm suy yếu xương của bạn. Nó được khuyến nghị cho nam giới từ 70 tuổi trở lên. Nếu bạn có nguy cơ loãng xương cao thì bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra mật độ xương sớm hơn, ví dụ ở tuổi 50.

1.5 Kiểm tra chứng phình động mạch chủ bụng

Các chuyên gia cũng khuyến nghị nam giới từ 65 - 75 tuổi, có hút thuốc ở bất kỳ thời điểm nào trong đời nên đi kiểm tra chứng phình động mạch chủ bụng. Bác sĩ sẽ siêu âm để tìm kiếm xem bệnh nhân có những mạch máu bị nở rộng trong bụng không. Các mạch máu này khi bị vỡ có thể gây chảy máu nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong.

Nếu bạn bị phình động mạch chủ bụng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc phải tình trạng này thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định tầm soát sớm.


Đàn ông 50 tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh
Đàn ông 50 tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh

1.6 Sàng lọc trầm cảm

Trong chăm sóc sức khỏe đàn ông 50 tuổi, sàng lọc trầm cảm là cần thiết. Trầm cảm chính là nguyên nhân phổ biến gây khuyết tật ở người trưởng thành. Nó có thể xuất hiện cùng các bệnh mãn tính và tình trạng lão hóa. Đây không phải là một phần của quá trình lão hóa và bạn có thể được điều trị.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng hoặc không hứng thú với những thứ mình từng yêu thích thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Dựa trên việc hỏi - đáp, bác sĩ có thể đánh giá bạn có bị trầm cảm hay không và đưa ra lời khuyên phù hợp.

1.7 Tầm soát bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, bệnh thận hoặc phải cắt bỏ các chi. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tần suất tầm soát bệnh tiểu đường.

2. Tiêm phòng và thay đổi lối sống

Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc, đàn ông 50 tuổi cũng cần chú ý tới việc tiêm phòng và thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.

Khi bạn già đi, bạn sẽ cần phải tiêm một số loại vắc-xin để chống lại nhiều bệnh tật. Các vắc-xin đó là:

  • Tiêm phòng cúm: 1 mũi/năm;
  • Chủng ngừa viêm phổi: Bạn có thể tiêm ngừa viêm phổi nếu trên 65 tuổi và có bệnh gan, bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc bất kỳ bệnh phổi nào khác hay các vấn đề trên hệ thống miễn dịch;
  • Tiêm ngừa bệnh zona: 2 liều cách nhau từ 2 - 6 tháng.

Đồng thời, bạn còn có thể giữ gìn sức khỏe của mình tốt hơn nếu:

  • Không hút thuốc;
  • chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Luyện tập thể dục đều đặn;
  • Giữ cân nặng ở mức cân đối;
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Đàn ông 50 tuổi nên thường xuyên kiểm tra sàng lọc các vấn đề sức khỏe và kết hợp tiêm ngừa, điều chỉnh lối sống theo hướng khoa học hơn. Bạn nhất thiết phải đi khám định kỳ ngay cả khi không có triệu chứng bất thường nào về sức khỏe.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. yên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe