Hướng dẫn cách đọc nhãn thuốc

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp tăng tốc độ phục hồi sau bệnh tật và kiểm soát bệnh tật. Việc hiểu các thành phần của nhãn thuốc và học cách đọc nhãn để làm theo hướng dẫn có thể giúp giảm nguy cơ phải đến phòng khám bác sĩ, phòng cấp cứu hoặc chuyển viện không cần thiết. Dưới đây là những hướng dẫn khi bạn đọc các phần của một nhãn thuốc.

1. Phần thành phần hoạt tính và mục đích của thuốc

Cho dù bạn đang sử dụng thuốc theo toa, sản phẩm không kê đơn, kem chống nắng hay chất bổ sung thì cũng nên đọc nhãn của sản phẩm để đảm bảo sử dụng chúng đúng cách phát huy tối đa các tác dụng của sản phẩm và có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ có hại. Bạn có thể tìm thông về thành phần hoạt tính và mục đích ở đầu nhãn trên các loại thuốc không kê đơn. Ở phần này sẽ ghi rõ những tác dụng của thuốc trên nhãn. Ví dụ, kem chống nắng sẽ có dòng chữ nên được sử dụng để chống nắng, trong khi thuốc viên ibuprofen sẽ cho chúng ta biết nó dùng để giảm bớt các loại đau hoặc triệu chứng đau nào. Do đó, bạn sẽ biết sản phẩm trên tay mình dùng cho mục đích nào.

Thuốc kê đơn sẽ không có mục đích in trên hộp, vì bác sĩ sẽ quyết định mục đích của chúng cho tình huống bệnh cụ thể. Điều đó không có nghĩa là nên được sử dụng chúng cho các mục đích khác. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo toa cho mục đích đã được thảo luận với bác sĩ và không bao giờ được chia sẻ chúng với người khác và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.


Nên sử dụng thuốc kê theo toa cho mục đích đã được thảo luận với bác sĩ
Nên sử dụng thuốc kê theo toa cho mục đích đã được thảo luận với bác sĩ

2. Phần hướng dẫn sử dụng thuốc

Tất cả các loại thuốc sẽ có hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc có trên tờ rơi hướng dẫn in bên trong. Bạn nên đọc những điều này ngay cả khi bạn đã sử dụng loại thuốc này trước đó bởi vì nó có thể đã thay đổi.

Những hướng dẫn đi kèm với sản phẩm sẽ cho bạn biết tần suất nên sử dụng thuốc như "uống một lần mỗi ngày" hoặc "bôi hai giờ một lần" và chúng thậm chí có thể cho bạn biết thời gian trong ngày mà bạn nên dùng chúng. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt về mức độ hiệu quả của thuốc, vì vậy điều quan trọng là bạn phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn đã được ghi trên nhãn.

Các hướng dẫn cũng sẽ cho bạn biết cách sử dụng và thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc lâu dài, trong khi những loại khác chỉ có thể được sử dụng trong một vài ngày mỗi lần. Sử dụng một số loại thuốc lâu dài có thể gây hại cho cơ thể hoặc làm giảm hiệu quả của chúng.

Một số loại thuốc sẽ yêu cầu phải sử dụng cả gói ví dụ như một đợt kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Nhưng những loại khác sẽ thì cần được sử dụng kéo dài tùy theo các triệu chứng ví dụ như thuốc giảm đau.

Nếu bạn không hiểu hướng dẫn hoặc bạn không chắc chắn chính xác về cách dùng hoặc sử dụng thuốc, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được giải thích cụ thể.

Phần sử dụng cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin nhanh về các triệu chứng hoặc bệnh mà thuốc có thể điều trị. Ví dụ, một nhãn thuốc giảm đau có thể nói rằng nó giúp giảm đau răng, nhức đầu, đau khớp và đau bụng kinh.

3. Phần cảnh báo trên nhãn thuốc

Đôi khi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, có nghĩa là chúng ảnh hưởng đến cơ thể theo cách không phải là mục đích mong muốn của chúng. Điều này có thể là do cơ thể phản ứng với thuốc hoặc do có một chất nào đó phản ứng lại với thuốc.

Phần cảnh báo trên hộp thuốc hoặc trên tờ hướng dẫn sẽ hướng dẫn chúng ta phải làm gì nếu gặp tác dụng phụ khi dùng sản phẩm. Các tác dụng phụ có thể là từ phát ban cho đến cảm thấy buồn nôn và có thể nhẹ hoặc nặng.


Phần cảnh báo trên hộp thuốc có thể được liệt kê dưới dạng chống chỉ định hoặc thận trọng
Phần cảnh báo trên hộp thuốc có thể được liệt kê dưới dạng chống chỉ định hoặc thận trọng

Các cảnh báo cũng sẽ liệt kê những việc bạn không nên làm khi dùng hoặc sử dụng sản phẩm. Ví dụ, một số loại thuốc có thể tương tác với rượu. Do đó, bạn không được uống rượu trong khi dùng và việc kết hợp những loại thuốc này với rượu có thể gây ra hậu quả từ trung bình đến nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong.

Điều rất quan trọng là phải đọc bất kỳ cảnh báo nào trước khi sử dụng thuốc, ngay cả đối với các sản phẩm đơn giản như kem chống nắng. Vì điều này có thể giúp bạn xác định phản ứng phụ một cách nhanh chóng và sẽ sử dụng thuốc an toàn hơn.

4. Phần thông tin ngày thuốc hết hạn

Mặc dù chúng ta có thể kết thúc chuỗi điều trị của một loại thuốc hoặc một sản phẩm trước khi chúng quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, giữ chúng đến khi quá hạn thì không phải là một ý tưởng hay vì tác dụng của chúng đã bị mất và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn dẫn đến nguy hiểm. Việc cất giữ nhiều loại thuốc cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn và cũng làm tăng nguy cơ sử dụng thuốc sai mục đích.

Ngày hết hạn thường được in trên gói, trên đầu ống hoặc bên dưới nắp của sản phẩm. Nếu bạn không thể tìm thấy ngày hết hạn, hãy kiểm tra với dược sĩ để biết thông tin.

5. Phần ghi thông tin về điều kiện bảo quản

Một số loại nhãn thuốc sẽ nói cho bạn biết cách để bảo quản thuốc ví dụ như cần để thuốc trong tủ lạnh, trong khi những loại khác thì cần được bảo quản ở nơi khô ráo hoặc đậy chặt nắp. Bảo quản thuốc đúng cách sẽ giúp giữ các tác dụng của thuốc lâu hơn và sử dụng thuốc an toàn hơn.

6. Phần thông tin về số lô và tên nhà cung cấp

Số lô và tên của nhà cung cấp sẽ được sử dụng để xác định thuốc nếu khi có vấn đề xảy ra với thuốc. Đôi khi, thuốc phải được thu hồi nếu chúng có thể không an toàn như lỗi đóng gói. Bạn có thể biết thuốc của mình đã bị thu hồi hay chưa bằng cách kiểm tra số lô và tên nhà cung cấp được in trên nhãn.


Số lô và tên của nhà cung cấp sẽ được sử dụng để xác định thuốc nếu khi có vấn đề xảy ra với thuốc
Số lô và tên của nhà cung cấp sẽ được sử dụng để xác định thuốc nếu khi có vấn đề xảy ra với thuốc

7. Phần thông tin khác

Nhiệt và độ ẩm đôi khi có thể làm hỏng thuốc, vì vậy, giữ chúng trong phòng tắm hoặc trong ô tô khi thời tiết ấm áp có thể không phải là ý kiến ​​hay. Phần này của nhãn sẽ cho bạn biết phạm vi nhiệt độ thích hợp để bảo quản sản phẩm. Nó cũng nhắc bạn đảm bảo rằng dấu an toàn của gói hàng không bị phá vỡ trước khi bạn sử dụng, đó có thể là dấu hiệu của việc giả mạo.

8. Thành phần không hoạt động

Đây là những thành phần trong một loại thuốc không điều trị trực tiếp các triệu chứng. Chúng có thể là chất bảo quản, thuốc nhuộm hoặc hương liệu. Luôn luôn kiểm tra phần này nếu bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc thuốc nhuộm. Hãy nhớ rằng các nhãn hiệu khác nhau của cùng một loại thuốc có thể có các thành phần không hoạt động khác nhau.

Có rất nhiều thông tin quan trọng đi kèm với thuốc, ví dụ như cách dùng thuốc, tác dụng của thuốc và các tác dụng phụ của nó,vv....Vì vậy, hãy dành thời gian và đọc nó một cách kỹ lưỡng để bạn có thể tránh những sai lầm nguy hiểm thường gặp trước khi bắt đầu sử dụng.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng liên hệ Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, health.qld.gov.au, clevelandclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe