Holter điện tâm đồ là gì và có ý nghĩa thế nào trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Holter điện tâm đồ là một trong những phương pháp có hiệu quả chẩn đoán cao cho các tình trạng rối loạn tim mạch. Thông qua kết quả holter điện tâm đồ mang lại, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ có những chẩn đoán chính xác và định hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh rối loạn tim.

1. Holter điện tâm đồ là gì?

Holter điện tâm đồ (ĐTĐ) là phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục trong khoảng thời gian nhất định, thời gian được áp dụng khoảng từ 24-28h. Máy holter điện tâm đồ cho phép ghi lại điện tâm đồ trong thời gian đeo máy trên ngực của người bệnh. Các dữ liệu ĐTĐ này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng rối loạn tim gây ra hay không. Máy holter điện tâm đồ cho biết các thông số như: Tần số tim trung bình, chậm nhất/nhanh nhất trong một giờ, số lượng các rối loạn nhịp tim trong một giờ.


Thời gian đeo máy Holter điện tâm đồ dao động từ 24-48h để có kết quả chính xác
Thời gian đeo máy Holter điện tâm đồ dao động từ 24-48h để có kết quả chính xác

2. Holter điện tâm đồ được chỉ định để chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Người bệnh khi có các triệu chứng về tim, rối loạn nhịp tim cần được khám lâm sàng và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện holter điện tâm đồ trong các trường hợp sau:

  • Người có rối loạn nhịp tim thoáng qua
  • Được bác sĩ xác định có mối liên quan giữa triệu chứng với các rối loạn tim mạch
  • Phát hiện các rối loạn tim mạch không triệu chứng ở người bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim phì đại...
  • Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn nhịp tim
  • Chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
  • Người có triệu chứng nghi ngờ rối loạn nhịp tim gây nên như: Ngất, thoáng ngất, cơn chóng mặt không tìm thấy nguyên nhân, cơn hồi hộp trống ngực, cơn khó thở, đau ngực, mệt không rõ nguyên nhân, tai biến mạch não nghi ngờ do cơn rung nhĩ, hay cuồng nhĩ...
  • Đánh giá các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy tim, cơ tim phì đại
  • Đánh giá chức năng của máy tạo nhịp tim, máy phá rung
  • Holter điện tâm đồ trong Nhi khoa...

3. Tiến hành đeo holter điện tâm đồ tại Vinmec

Thực hiện đo holter điện tâm đồ bằng cách:

  • Dán điện cực. Vùng da dán điện cực được lau sạch sẽ. Hiện nay đa số các loại máy là có 3 kênh với 5-7 điện cực. Vị trí dán điện cực tuỳ thuộc vào số lượng điện cực
  • Lắp máy
  • Hướng dẫn bệnh nhân, trong thời gian đeo máy: sinh hoạt bình thường, tránh gắng sức, không làm ướt máy và không làm va đập vào máy vì dễ làm nhiễu hình ảnh điện tâm đồ. Trong thời gian đeo máy nếu có các triệu chứng bất thường cần bấm nút để đánh dấu thời điểm bị, đồng thời ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng vào tờ nhật ký
  • Sau 24-48 giờ bệnh nhân được hẹn quay trở lại để tháo máy. Máy sau khi được tháo sẽ được nạp các dữ liệu điện tâm đồ vào máy tính có cài phần mềm để đọc.

Holter điện tâm đồ tại Vinmec để chẩn đoán chính xác rối loạn tim
Holter điện tâm đồ tại Vinmec để chẩn đoán chính xác rối loạn tim

4. Người bệnh cần làm gì khi thực hiện holter điện tâm đồ

Khi có các triệu chứng về rối loạn nhịp tim, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được khám, thực hiện holter điện tâm đồ và cần cung cấp các thông tin sau cho bác sĩ:

  • Liệt kê đầy đủ triệu chứng chính và cả những triệu chứng đi kèm có vẻ không liên quan đến rối loạn nhịp tim và thời điểm khởi phát các triệu chứng trên.
  • Các thông tin quan trọng: Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch: tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, những lo lắng, căng thẳng hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Tất cả những thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang dùng và liều lượng.

Sau quá trình đo Holter điện tâm đồ kết thúc, bạn sẽ được thông báo kết quả ngay sau đó, cùng với sự tư vấn, đọc kết quả của bác sĩ. Từ các kết quả biểu thị trong biểu đồ Holter của bạn, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định tiếp theo hoặc định hướng điều trị đúng đắn, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Hiện nay, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là 1 trong những trung tâm mũi nhọn cả nước về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Vinmec không chỉ có sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp mà còn có hệ thống các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới như: Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens), máy CT 640 (Toshiba), các thiết bị nội soi cao cấp EVIS EXERA III (Olympus Nhật Bản), hệ thống gây mê cao cấp Avace, phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế... Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe