Trong ba ngày 03-05/10/2019, tại Hội trường lớn Tầng 7 Trung tâm Hội nghị Quốc tế Vinmec đã diễn ra hội thảo khoa học thường niên Hồi sức Cấp cứu Vinmec 2019, thu hút sự tham gia của trên 200 đại biểu đến từ các bệnh viện trong hệ thống Vinmec, các bác sỹ từ các bệnh viện trong nước, đặc biệt là sự tham gia của hơn 20 chuyên gia quốc tế đến trao đổi và trình bày tham luận tại Hội thảo.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, TS Phùng Nam Lâm – PTGĐ Chuyên môn Hệ thống Y tế Vinmec nhấn mạnh: Trong thời gian qua, công tác Hồi sức cấp cứu đã có nhiều hoạt động tích cực và lớn mạnh không ngừng. Các kỹ thuật mới được áp dụng trong các ca điều trị khó đã mang lại niềm vui cho nhiều gia đình bệnh nhân. Mạng lưới HSCC được tổ chức chuyên nghiệp, chuyên sâu và ngày càng hoàn thiện. Việc cứu chữa người bệnh từ nhập viện vào khoa Cấp cứu đến khi vận chuyển vào các chuyên khoa hoặc khoa Hồi sức tích cực được tổ chức rất đúng qui chế, qui trình chuyên môn. Từ đó nâng cao chất lượng cấp cứu và điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh.
Với phương châm khoa học, thiết thực, tiến tới các công nghệ mới nhất của Thế giới, hội thảo lần này có sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia quốc tế như Giáo sư Christopher Farmer (Chủ tịch Hiệp hội y học Chăm sóc tích cực SCCM), Tién sỹ Daniel Davis (Sáng lập chương trình đào tạo Cấp cứu tuần hoàn nâng cao ART), Giáo sư Jason Phua (Chủ tịch Hiệp hội y học Chăm sóc chuyên sâu Singapore), TS Rahul Kashyup, TS You Dong, TS Ketherine J.Heise, TS Emily K Hust,..
Với hơn 20 các báo cáo khóa học có chất lượng cao tập trung vào slogan của Hội nghị là “Tiếp cận hồi sức tích cực sớm cho kết quả tốt hơn – Early Recognition and Intervention for better outcome”, nội dung chương trình của hội nghị được chia thành 05 blocks:
Block 1 “Tiếp cận hồi sức tích cực sớm – Prevention Critical Care” đã mở ra một tiếp cận mới trong Hồi sức tích cực với thông điệp “Nhận biết sớm và Phòng ngừa sớm để hạn chế các kết cục xấu trên lâm sàng” với sự cụ thể hóa là các quy trình tiếp cận và điều trị gắn với vai trò cảu đội phản ứng nhanh RRT (Rapid Response Team” trong bệnh viện.
Các Block 2, 3 và 4 là các công cụ triển khai ý tưởng Block 1, trong đó Block 2 “Hồi sức ngừng tuần hoàn nâng cao – Advanced Resuscitation Training” cung cấp bộ công cụ đào tạo, xây dựng và phát triển khóa đào tạo cấp cứu ngừng tuần nâng cao áp dụng trong đơn vị và trong cộng đồng; Block 3 “Gói thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn huyết – Sepsis Bundle” hiện thực hóa thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn huyết sớm ngay trong giờ đầu tại khoa Cấp cứu cũng như tại bệnh phòng nhằm cải thiện tiên lượng người bệnh; Block 4 “Tiếp cận và quản lí bệnh nhân shock”
Block 5 “Quản lí suy hô hấp cấp – Acute respiratory emergencies management” một lần nữa nêu tầm quan trọng của vấn đề xây dựng các quy trình tiếp cập sớm dựa trên thành tựu các công trình nghiên cứu đã được khẳng định và phải tuân thủ và hành động ..., đó chính là con đường tới tương lai của chuyên ngành hồi sức cấp cứu.
Bên cạnh các bài báo cáo khoa học với các thông tin mới nhất nhất dành cho bác sĩ thì các Hội nghị còn có các lớp đào tạo tiền hội nghị như “Đào tạo cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao – ART” cho các bác sỹ và điều dưỡng trong và ngoài hệ thống Vinmec; lớp “Thở máy AVF” do các giảng viên Châu Á trực tiếp giảng dạy và lớp “Hướng dẫn tiếp cận người bệnh cấp cứu theo check-list – Certain course” giúp các bác sỹ, điều dưỡng ... tiếp cận người bệnh một cách hệ thống và đạt hiệu quả cao nhất trên nền tảng làm việc nhóm.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: