Hồi phục sau hóa trị ung thư

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nông Ngọc Sơn - Bác sĩ hóa trị và điều trị giảm nhẹ - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sau một thời gian điều trị ung thư kéo dài, người bệnh ung thư thường gặp phải nhiều khó khăn để hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy việc nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị là điều vô cùng quan trọng.

Để giúp người bệnh hồi phục sau hóa trị, có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng. Một số bước đơn giản sau đây sẽ rất có ích cho người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Tập thể dục


Tập thể dục giúp tăng cảm giác khoẻ mạnh cho cả sức khoẻ và tinh thần
Tập thể dục giúp tăng cảm giác khoẻ mạnh cho cả sức khoẻ và tinh thần

Tập thể dục thường xuyên làm tăng cảm giác khỏe mạnh về sức khỏe lẫn tinh thần cho người bệnh sau khi điều trị ung thư và làm tăng tốc độ phục hồi như:

  • Tăng sức mạnh và sức bền
  • Ít dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm
  • Ít lo lắng
  • Giảm mệt mỏi
  • Tâm trạng được cải thiện
  • Tăng cảm giác tự tin
  • Giảm đau đớn
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn

Ban đầu người bệnh chỉ cần tập trung vào từng bước nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm tra với bác sĩ về bài tập mà định thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào.

Sau khi bác sĩ đồng ý với chương trình tập thể dục của bạn, người bệnh hãy bắt đầu tập từ từ và tăng dần lên thời gian tập.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo những người sau điều trị ung thư nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, bao gồm tập luyện tăng sức mạnh của cơ bắp ít nhất hai ngày một tuần. Khi đã quen với một số bài tập và sức khỏe được cải thiện, bạn có thể tìm thêm nhiều bài tập hơn nữa.

Tập thể dục có rất nhiều lợi ích và một số nghiên cứu cho thấy làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và giảm nguy cơ tử vong do ung thư.

2. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng


Trái cây, rau quả và ngũ cốc toàn phần tốt cho sức khoẻ người điều trị ung thư
Trái cây, rau quả và ngũ cốc toàn phần tốt cho sức khoẻ người điều trị ung thư

Thay đổi chế độ ăn uống bao gồm sử dụng nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc toàn phần.

  • Ăn ít nhất 2,5 chén trái cây và rau quả mỗi ngày
  • Chọn chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo omega-3 có trong cá và quả óc chó
  • Chọn protein có ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như cá, sữa, trứng, đậu nành, các loại đậu.
  • Lựa chọn các nguồn carbohydrate lành mạnh, như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, và trái cây và rau quả

Khi kết hợp các thực phẩm này sẽ đảm bảo người bệnh được cung cấp đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh.

3. Duy trì cân nặng


Kiểm soát số lượng calo và cân bằng giữa chế độ ăn với tập thể dục
Kiểm soát số lượng calo và cân bằng giữa chế độ ăn với tập thể dục

Đối với những người sau hóa trị ung thư phần lớn đều cần tăng cân, điều này có thể sẽ liên quan đến việc làm thế nào để thực phẩm được hấp dẫn hơn và dễ ăn hơn. Hãy nói chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn tìm ra cách tăng cân an toàn và phù hợp với điều kiện gia đình.

Ngoài ra, người bệnh và bác sĩ cần thảo luận cùng nhau để kiểm soát các tác dụng phụ của hóa trị như buồn nôn, đau hoặc các tác dụng phụ khác của điều trị ung thư khiến người bệnh hạn chế ăn uống.

Đối với người bệnh sau điều trị ung thư cần giảm cân, hãy thực hiện các bước để giảm cân từ từ - không quá 01 kg mỗi tuần. Kiểm soát số lượng calo và cân bằng giữa chế độ ăn với tập thể dục.

4. Nghỉ ngơi


Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh.
Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh.

Người bệnh ung thư thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, nguyên nhân có thể do những thay đổi về thể chất, tác dụng phụ của điều trị, căng thẳng hoặc các lý do khác.

Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Giấc ngủ giúp cho tâm trí và cơ thể của bạn có nghỉ ngơi, trẻ hóa và làm mới bản thân để giúp cơ thể hoạt động tốt nhất khi thức giấc. Ngủ ngon giúp tăng cường khả năng nhận thức, cải thiện chức năng hormone và hạ huyết áp.

Để tăng khả năng bạn có được giấc ngủ ngon, hãy thực hành vệ sinh giấc ngủ:

  • Tránh uống cà phê ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ
  • Thực hiện đúng lịch ngủ hằng ngày
  • Tránh màn hình máy tính hoặc tivi trong 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ
  • Tập thể dục trước khi đi ngủ hơn 2 đến 3 giờ
  • Giữ cho phòng ngủ của bạn yên tĩnh và sử dụng đèn sáng mờ

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức trong ngày có thể là do rối loạn giấc ngủ hoặc một vấn đề gây ra bởi tác dụng phụ của bệnh ung thư hoặc điều trị, vì vậy bạn cần nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình.

5. Giảm căng thẳng

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy việc kiểm soát căng thẳng giúp cải thiện cơ hội sống sót sau ung thư. Nhưng việc giảm căng thẳng sẽ giúp những người bị ung thư cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể thực hiện những cách sau:

  • Thư giãn hoặc thiền định
  • Tư vấn tâm lý
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ ung thư
  • Thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo âu
  • Tập thể dục
  • Tăng tương tác cùng với bạn bè và gia đình
  • Ngừng sử dụng thuốc lá. Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá nhai khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ngừng ngay bây giờ có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và cũng giảm nguy cơ phát triển loại ung thư thứ hai.

6. Uống rượu điều độ

Không nên uống rượu dù ở số lượng ít. Nếu bạn muốn uống rượu ngâm thuốc bắc hay thuốc bổ, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi uống.

Ngoài một số tác hại lên tim, gan, rượu còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư miệng và cổ họng.

Mặc dù không rõ liệu uống rượu có thể gây tái phát ung thư hay không, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai. Do đó, người bệnh cần cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc uống rượu trước khi sử dụng.

Bác sĩ Nông Ngọc Sơn có kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp điều trị bệnh nhân ung thư, đặc biệt là lĩnh vực hóa trị, các ung thư giai đoạn trễ đã di căn, và bệnh nhân giai đoạn cuối đời.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, Webmd.com

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe