Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng tiền kinh nguyệt không được coi là một chẩn đoán y tế chính thức vì không tồn tại một nhóm triệu chứng cụ thể. Trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, hoặc choáng váng, đau đầu. Nhóm dấu hiệu này có thể gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc “cúm kinh nguyệt” và đây không phải là bệnh “cúm” thông thường và bệnh này không thể lây cho người khác.

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Bạn có cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoặc chóng mặt bất thường, đau đầu không rõ nguyên nhân, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt? Đừng lo lắng, bạn không phải là người duy nhất. Nhiều phụ nữ cũng có triệu chứng tương tự và tình trạng đó được gọi là "cúm kinh nguyệt".


Hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ khiến phụ nữ thấy mệt mỏi, buồn nôn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ khiến phụ nữ thấy mệt mỏi, buồn nôn trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Triệu chứng

Triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) rất đa dạng, tùy thuộc vào từng người khác nhau.

Cảm giác khó chịu và đau có thể xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh. Triệu chứng này có thể diễn ra trước khi bắt đầu kỳ kinh, trong khi một số người khác có thể cảm nhận rõ các triệu chứng này sau kỳ rụng trứng - thường diễn ra khoảng 10-16 ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt - tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người.

Cơn đau có thể biến động từ nhẹ đến nặng và giảm sau 1-3 ngày. Ngoài ra, những triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Chóng mặt
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chuột rút
  • Đầy hơi
  • Đau lưng
  • Đau hoặc chướng bụng.

3. Nguyên nhân

Một vài nghiên cứu cho rằng một số chất trong cơ thể biến đổi trong hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến các triệu chứng này.

Prostaglandin là loại phân tử hoạt động tương tự như nội tiết tố. Nếu bệnh nhân bị sốt, đó có thể là dấu hiệu bệnh nhân bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Hệ thống miễn dịch được kích hoạt để tạo kháng thểprostaglandin, giúp tiêu diệt virus hoặc vi khuẩn, đưa nhiệt độ cơ thể về lại bình thường.

Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, niêm mạc tử cung tạo ra prostaglandin. Prostaglandin cũng gây co thắt mạnh ở tử cung, gây đau, khó chịu, buồn nôn và tiêu chảy. Nếu co thắt quá mạnh, prostaglandin có thể ảnh hưởng đến các mạch máu xung quanh và làm chậm quá trình cung cấp oxy, gây chuột rút.

Ngoài ra, nồng độ estrogen giảm hoặc các triệu chứng này thay đổi liên tục, có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chuột rút và biến đổi tâm trạng. Rụng trứng cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trong vài ngày.


Nồng độ estrogen giảm hoặc triệu chứng thay đổi có thể dẫn đến mệt mỏi.
Nồng độ estrogen giảm hoặc triệu chứng thay đổi có thể dẫn đến mệt mỏi.

4. Cách điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Có một số biện pháp mà bệnh nhân có thể thực hiện để kiểm soát các triệu chứng:

  • Uống thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen, có thể giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Chúng không được kê đơn và dùng để ức chế sản xuất prostaglandin. Nếu không thích sử dụng NSAID, có thể thử thuốc acetaminophen.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Kiểm soát khả năng sinh sản bằng nội tiết tố cũng giúp giảm đau và làm mỏng niêm mạc tử cung. Điều này làm giảm co thắt tử cung. Nếu triệu chứng nặng, có thể sử dụng NSAID và thuốc tránh thai cùng lúc, nhưng trước đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Dùng thuốc trị tiêu chảy: Thuốc acetaminophen có thể giúp kiểm soát tiêu chảy hoặc buồn nôn.
  • Chườm nóng: Đặt miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng tại các vùng bị đau hoặc nhói trên bụng, lưng, đùi.
  • Mát-xa: Mát-xa có thể cải thiện quá trình lưu thông máu và giảm căng thẳng trước kỳ kinh.
  • Tập thể dục: Tập thể dục trước và trong chu kỳ kinh có thể giảm đau và chuột rút.
  • Hạn chế hút thuốc và giảm tiêu thụ caffeine/ rượu để tránh tăng triệu chứng tiền kinh nguyệt. Cố gắng nghỉ ngơi khi cần thiết.

Hạn chế uống rượu để tránh tăng triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Hạn chế uống rượu để tránh tăng triệu chứng tiền kinh nguyệt.

5. Các bệnh khác trong kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác ngoài hội chứng kinh nguyệt, mà hầu hết đều khá phổ biến. Những vấn đề này bao gồm:

  • Mất máu và cục máu đông: Các cục máu đông nhỏ là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, lượng máu mất buộc người phụ nữ cần thay băng vệ sinh 2 giờ mỗi lần, hoặc có cục máu đông cỡ 1/4 hoặc lớn hơn so với kích thước băng vệ sinh, hãy đến gặp bác sĩ.
  • Chuột rút: Chuột rút có thể bắt đầu trước và trong kỳ kinh. Nếu thấy đau nhẹ giống như thắt buồng trứng, thì đó là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu mức độ đau tăng lên gấp đôi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thay đổi tâm trạng: Ngoại trừ các triệu chứng tiền kinh nguyệt, biến động nội tiết tố trong kỳ kinh có thể làm thay đổi tâm trạng của phụ nữ. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, phụ nữ đôi khi cần tránh xa caffeine cũng như thực phẩm không lành mạnh.
  • Các vấn đề về chu kỳ kinh: Chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày và dao động từ 21 đến 35 ngày. Chu kỳ kinh thay đổi có thể do căng thẳng, bệnh tật, thay đổi cân nặng và chế độ ăn uống. Chu kỳ còn phụ thuộc vào rụng trứng hoặc thời điểm buồng trứng phóng noãn trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ.
  • Trễ kinh: Trễ kinh không đồng nghĩa là mang thai. Các yếu tố như căng thẳng, bệnh hoặc vận động nặng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Buồn nôn: Buồn nôn là một phản ứng bình thường trong kỳ kinh nguyệt, thường do prostaglandin gây ra, cùng với tiêu chảy và đau đầu.

Tóm lại, hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn và các triệu chứng giống “cúm” khác có thể sẽ dẫn đến khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra các hội chứng tiền kinh nguyệt này sẽ giúp phụ nữ có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe