Hội chứng sâu răng do bú bình thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 2-4 tuổi. Hội chứng này thường tiến triển rất nhanh và xảy ra cùng lúc nhiều răng một lúc. Việc điều trị hội chứng này với trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Vì thế, bạn cần chú ý hơn nhiều về vấn đề dự phòng răng sữa bị sâu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, răng có thể bị hư tổn gây đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến quá trình thay răng sau này.
1. Hội chứng sâu răng do bú bình là gì?
Đây là tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen bú bình với các sản phẩm chứa nhiều đường sữa trong thời khoảng thời gian khá dài. Đặc trưng điển hình là tình trạng sâu răng ở nhiều răng cùng lúc và tiến triển rất nhanh. Theo thống kê, với tỷ lệ trẻ em mắc phải chiếm đến khoảng 11%, nhưng cũng đang có suy hướng giảm dần.
Hội chứng sâu răng do bú bình còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát. Nếu không được điều trị sớm có khả năng hội chứng này tiến triển nặng hơn. Hệ lụy là ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai và sự phát triển của răng vĩnh viễn. Ngoài ra, răng sữa thường yếu hơn răng vĩnh viễn nên các vi khuẩn sâu răng rất dễ phát triển mạnh gây hư hại và tổn thương nghiêm trọng đến răng.
2. Tại sao bú bình lại gây sâu răng?
Nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng sâu răng này là do thói quen bú bình. Thường thì bú bình phổ biến ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Việc sử dụng bình để bú có thể cản hiện tượng sặc sữa và ngạt thở khi bú. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen bú bình này trong khoảng thời gian dài, tình trạng sâu răng có thể phát triển trên răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và một số răng khác với tốc độ lây lan rất nhanh.
Tình trạng trẻ bú bình có hại răng do thường xuyên khiến lượng đường tích lũy trong kẽ răng và mặt ngoài, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
Một số nguyên nhân điển hình gây ra hội chứng sâu răng ở trẻ nhỏ:
- Tích lũy chất đường từ sữa: Thức ăn của trẻ nhỏ dưới 12 tháng chủ yếu là nguồn sữa mẹ và các sản phẩm từ sữa bột. Do thói quen bú bình lâu khiến lượng đường tích lũy tại các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng hình thành, dẫn đến sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Nhiều bậc phụ huynh không chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày, dẫn đến tình trạng vôi răng và vi khuẩn phát triển. Tình trạng sâu răng do bú bình thường xảy ra ở trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
- Một số nguyên nhân khác: Việc hình thành thói quen thường xuyên bú bình khi nằm ngủ, ngậm bình sữa liên tục,... làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sâu răng do bú bình. Ngoài ra, việc sử dụng các loại sữa có chứa nhiều lượng đường và hương liệu cũng gây ra nguy cơ cao sâu răng ở trẻ.
3. Biểu hiện của hội chứng sâu răng do bú bình
Tình trạng răng bị sâu do bú bình nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, rất dễ phát triển nhanh dẫn đến tình trạng sâu răng ăn vào ngà răng, tủy răng và gây tổn thương cho chóp răng , xương ổ răng,...Dưới đây là các biểu hiện nhận biết bú bình có sâu răng ở trẻ nhỏ:
- Trên răng xuất hiện các lỗ sâu, lởm chởm có màu nâu đen. Các lỗ sâu tiến triển rất nhanh và lây lan sang các răng bên cạnh.
- Chỉ với thời gian ngắn, lỗ sâu có thể ăn vào ngà răng và tủy răng
- Tình trạng sâu răng do bú bình thường bắt gặp ở vị trí răng nanh, răng cửa và răng cửa hàm trên.
- Thông thường khi răng bị sâu sẽ gây đau nhức răng và mức độ đau tăng lên đáng kể khi ăn uống. Do trẻ ở trong độ tuổi bú bình còn khá nhỏ nên cách cảm nhận về cơn đau sẽ khác với trẻ lớn hơn. Thường thì ở trẻ nhỏ gặp cơn đau sẽ hay quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi,...bạn có thể nhận thấy các biểu hiện của con để tìm kiếm nguyên nhân và điều trị nó.
Vì bản chất của răng sữa là răng mọc tạm thời ở giai đoạn đầu đời đến khi 7 – 10 tuổi. Do đó, răng sữa thường mềm, dễ tổn thương và men răng mỏng. Vì vậy mà tình trạng sâu răng ở trẻ em có tiến triển rất nhanh. Nếu không được kiểm soát sớm, toàn bộ răng của bé có thể bị hư hại nặng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng mới sau này.
4. Sâu răng do bú bình có ảnh hưởng gì không?
Tình trạng sâu răng là bệnh nha khoa phổ biến ở trẻ em và người lớn. Đặc biệt sâu răng do bú bình có tiến triển nhanh và dễ gây ra biến chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tổng thể và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây hư hại răng nặng. Dưới đây là các biến chứng, ảnh hưởng của hội chứng sâu răng do bú bình:
- Biến chứng tại chỗ: Việc không kiểm soát được tình trạng sâu răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan rộng. Tình trạng này dẫn đến hội chứng vách, viêm mô tế bào, rối loạn chức năng mọc răng, viêm tủy răng, áp xe chân răng,...Về lâu về dài còn tác động tiêu cực đến hệ thống răng và chức năng nhai của răng.
- Biến chứng toàn thân: Không chỉ dừng lại ở biến chứng tại chỗ, mà vi khuẩn còn có thể di chuyển đi vào tuần hoàn máu đến các cơ quan khác gây ra các bệnh lý như: tiểu đường, bệnh về thận, viêm nội tâm mạc,...
Ngoài ra, hội chứng này còn khiến cho trẻ chán ăn, bỏ ăn, bú kém, khó ngủ và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tạo tâm lý e ngại khi trẻ giao tiếp và vui chơi cùng bạn bè.
5. Điều trị tình trạng sâu răng do bú bình ở trẻ nhỏ
Tình trạng sâu răng ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và cả sự phát triển tổng thể của bé. Nếu như trẻ có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hãy đưa cháu đến các cơ sở y tế và gặp các bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời. Vì hội chứng sâu răng do bú bình tiến triển rất nhanh và ảnh hưởng đến cả chức năng nhai của bé.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị điển hình tình:
5.1. Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng
Răng sữa bị sâu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của các con. Bạn hãy tập cho bé 1 thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên. Súc miệng sau mỗi lần uống sữa hoặc uống các dạng nước ngọt, ăn bánh,...Không cho trẻ ngậm bình để ngủ. Điều chỉnh lại chế độ ăn cho bé ít đường. Kiểm soát những mảng bám trên răng của trẻ để tránh tình trạng bú bình gây sâu răng.
5.2. Nhổ răng bị sâu
Đây là cách điều trị áp dụng với trường hợp mà răng sâu quá nặng. Khi cấu trúc của răng bị phá hủy trầm trọng và có nguy cơ ảnh hưởng đến mầm răng, thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng nhai của bé. Vì thế, bạn hãy kiểm soát và điều trị sớm cho bé tránh tình trạng sâu răng lan sang nhiều răng khác.
5.3. Bôi Fluor
Hệ quả quả sâu răng thực chất là quá trình phá hủy khoáng men răng. Fluor được biết là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng. Những vết sâu nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bôi fluor để bù lấp vào ngăn vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong răng. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm như gel bôi, nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa fluor để cho bé sử dụng. Điều này cũng cải thiện rất nhiều tình trạng sâu răng và cải thiện sức khỏe răng miệng cho trẻ.
5.4. Hàn trám răng
Đây là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến hiện nay. Thông thường, phương pháp này được khi men răng và ngà răng bị ảnh hưởng, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển và bảo vệ răng miệng hiệu quả cho bé. Ngoài ra, nếu phát hiện ra răng nào có nguy cơ bị sâu, bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng để chủ động phòng ngừa.
Cơ chế của phương pháp này là sử dụng các dụng cụ và vật liệu chuyên dụng để làm đầy những chỗ bị hư hỏng, thiếu khuyết trên răng. Từ đó, giúp khôi phục răng bị gãy mẻ, hay bị sâu, thiếu tính thẩm mỹ đưa răng về hình dáng ban đầu. Nhưng trong trường hợp sâu răng nặng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo phần răng bị nhiễm khuẩn bằng sau nó hàm trám răng.
Phương pháp này được đánh giá là đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, chức năng nhai của bé. Bảo vệ răng trước tác nhân vi khuẩn và mang lại thẩm mỹ cho hàm răng.
5.5. Lấy tủy răng
Với trường hợp sâu răng ăn vào tủy gây hoại tử tủy, viêm tủy răng thì sẽ được bác sĩ chỉ định lấy tủy răng. Quá trình lấy tủy răng sẽ hút lấy tủy răng đã chết(viêm/ hoại tử), sau đó vệ sinh sạch sẽ ống tủy và tiến hành hàn lấp những chỗ trống bằng đồ dùng chuyên dụng như xi măng, nhựa Composite hoặc sứ,.. Phương pháp này tương đối phức tạp nên sẽ mất khoảng thời gian 1- 2 tuần để hoàn thành và phương pháp này sẽ gây đau âm ỉ, răng cũng dễ rụng hơn những phương pháp khác.
Tuy nhiên, nếu sau khi tiến hành lấy tủy răng xong tình trạng đau nhức răng vẫn còn nhiều, bạn hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời để hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra. Vì vậy, hãy để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé cẩn thận.
6. Phòng ngừa hội chứng sâu răng do bú bình cho trẻ
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con trẻ. Bạn nên cho trẻ thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng như sau:
- Tập thói quen vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, đúng cách với những trẻ 3 tuổi trở lên.
- Tạo hứng thú cho trẻ đánh răng bằng cách mua các bàn chải có hình ngộ nghĩnh đáng yêu và sử dụng các dòng kem đánh răng có mùi thơm từ trái cây như: cam, dâu,...
- Khi trẻ đã chải răng quen rồi bạn nên hướng dẫn cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa hoặc các nước súc miệng chứa thành phần nhẹ.
- Hãy vệ sinh răng miệng ngay khi bé có những chiếc răng đầu đời
- Cho trẻ uống đủ nước từ lúc 12 hoặc 18 tháng để có thể bỏ bú bình
- Nâng cao kiến thức vệ sinh răng miệng cho mẹ mang thai và sau sinh
- Lựa chọn các loại chứa thành phần đường tự nhiên từ rau củ và đường tổng hợp để giảm thiểu tối đa sâu răng. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm bánh kẹo và nước ngọt có gas,...
- Sau khi ăn xong nên cho bé súc miệng bằng nước để loại bỏ thức ăn thừa.
- Thường xuyên cho trẻ đi khám răng định kỳ 3 tháng 1 lần để có thể phát hiện và xử lý sớm các vấn đề về răng miệng.
Hội chứng sâu răng do bú bình là nguyên nhân hàng đầu gây hư tổn răng, ảnh hưởng đến chức năng nhai và cả sức khỏe tổng thể của bé. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa và cho trẻ đến gặp nha sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở trẻ. Chúc bé của bạn có một hàm răng chắc khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.