Hội chứng Rubella bẩm sinh hình thành thế nào?

Rubella không giống như bệnh sởi, mặc dù hai bệnh này có chung đặc điểm là phát ban đỏ. Tuy nhiên, rubella được gây ra bởi một loại virus khác với bệnh sởi và không lây nhiễm cũng không nghiêm trọng như bệnh sởi.

1. Thế nào là hội chứng Rubella bẩm sinh ?

Hội chứng rubella bẩm sinh hay còn gọi là CRS là một bệnh ở trẻ sơ sinh do mẹ bị nhiễm trùng rubella khi mang thai. Nhiễm Rubella trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai, lưu thai, thai nhi có thể gặp các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Xác suất xảy ra các dị tật bẩm sinh cao nếu người mẹ bị nhiễm rubella trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Các khuyết tật bẩm sinh thường gặp của CRS bao gồm đục thủy tinh thể, bệnh tim bẩm sinh, khiếm thính và chậm phát triển. Trẻ sơ sinh bị CRS thường xuất hiện nhiều hơn 1 khiếm khuyết của nhiễm rubella bẩm sinh. Trong đó, khiếm thính là khiếm khuyết phổ biến của trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh.

2. Cơ sở khẳng định trẻ bị mắc CRS

Trẻ bị nghi ngờ mắc CRS là khi một trẻ có 1 hoặc trong các dấu hiệu sau: Đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, khiếm thính, bệnh võng mạc sắc tố, ban xuất huyết gan lách to, vàng da, chậm phát triển, viêm màng não, hay bệnh xương phóng xạ.

Trẻ có khả năng đã mắc CRS là trẻ sơ sinh không có xác nhận nhiễm trùng rubella trong phòng thí nghiệm nhưng có ít nhất 2 trong số những dấu hiệu như đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp bẩm sinh, bệnh tim, khiếm thính, hoặc bệnh võng mạc sắc tố;

Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh là khi trẻ sơ sinh có ít nhất một trong các triệu chứng phù hợp lâm sàng với hội chứng rubella bẩm sinh, và có các kết quả xét nghiệm khẳng định về nhiễm trùng rubella bẩm sinh. Các loại xét nghiệm khẳng định bao gồm: xét nghiệm phân lập virus rubella, xét nghiệm phát hiện kháng thể immunoglobulin M (IgM) đặc hiệu rubella, hoặc xét nghiệm mức độ kháng thể rubella ở trẻ sơ sinh mà không phải do việc truyền kháng thể thụ động từ mẹ.


Đục thủy tinh thể là cơ sở khẳng định trẻ bị mắc CRS
Đục thủy tinh thể là cơ sở khẳng định trẻ bị mắc CRS

3. Hệ quả của hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ

  • Trẻ phát triển chậm
  • Bị đục thủy tinh thể
  • Bị điếc
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Khiếm khuyết ở các cơ quan khác
  • Thiểu năng trí tuệ

4. Các xét nghiệm khẳng định trẻ mắc CRS

Các xét nghiệm chẩn đoán CRS được sử dụng bao gồm xét nghiệm huyết thanh học phát hiện virus rubella và xét nghiệm enzyme. Virus rubella có thể được phát hiện từ các dịch tiết ở mũi, họng, nước tiểu và máu từ trẻ sơ sinh mắc CRS.

Xét nghiệm miễn dịch enzyme (EIA) là xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất đối với các kháng thể immunoglobulin G (IgG) và IgM. Xét nghiệm EIA có độ nhạy cao và tương đối dễ thực hiện. Ở trẻ sơ sinh mắc CRS, kháng thể IgM có thể được phát hiện trong máu dây rốn hoặc huyết thanh và tồn tại trong khoảng 6 tháng. Những trường hợp nghi ngờ mắc CRS có kết quả âm tính với IgM khi sinh nên được xét nghiệm lại khi trẻ được 1 tháng tuổi.

5. Cách phòng ngừa rubella nói chung và CRS

Trẻ em nên tiêm vắc-xin phòng ngừa rubella từ 12 đến 15 tháng tuổi và một lần nữa từ 4 đến 6 tuổi.

Thông thường em bé được bảo vệ khỏi rubella trong vòng sáu đến tám tháng sau khi sinh vì khả năng miễn dịch được truyền từ mẹ.

Đối với phụ nữ có ý định mang thai và sinh con cần phải tiêm tiêm vắc-xin ngừa Sởi - Quai bị - Rubella để phòng tránh nhiễm vi rút rubella trong khi mang thai.

Phụ nữ mang thai, cần phải thực hiện kiểm tra định kỳ về khả năng miễn dịch với rubella. Đối với những người chưa bao giờ tiêm vắc-xin và nghi ngờ về khả năng có thể đã tiếp xúc với rubella thì có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác nhận rằng tình trạng miễn dịch với rubella.

6. Lưu ý khi tiêm vắc-xin phòng ngừa CRS

6.1 Thông thường bạn nên tiêm vắc-xin nếu bạn là:

  • Là một phụ nữ không mang thai và đang trong độ tuổi sinh đẻ
  • Làm việc trong bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc trẻ em
  • Có kế hoạch đi du lịch nước ngoài

6.2 Vắc-xin không được khuyến cáo cho các đối tượng sau

  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có kế hoạch mang thai trong vòng bốn tuần tới
  • Những người có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với gelatin, neomycin kháng sinh.
  • Bệnh nhân bị ung thư, rối loạn máu hoặc bệnh khác

Để có thể phòng tránh được CRS, tiêm vắc-xin phòng ngừa trước khi mang thai là điều quan trọng và thiết yếu đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tại các cơ sở thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên cả nước có cung cấp dịch vụ tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai cho phụ nữ có kế hoạch sinh con. Vắc - xin được kiểm nhập và bảo quản chặt chẽ theo đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.


Tiêm vắc-xin phòng ngừa trước khi mang thai là điều quan trọng và thiết yếu
Tiêm vắc-xin phòng ngừa trước khi mang thai là điều quan trọng và thiết yếu

  • Phụ nữ có dự định sinh con muốn tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn thực hiện xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra miễn dịch trước khi tiêm chủng. Nếu đã có kháng thể sẽ không cần tiêm phòng vì đây là kháng thể miễn dịch suốt đời. Nếu chưa có đáp ứng miễn dịch hoặc đã từng tiêm phòng nhưng miễn dịch không hiệu quả, sẽ được các bác sĩ tư vấn tiêm phòng vắc - xin với lịch chủng ngừa phù hợp.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Phòng tiêm chủng và phòng chờ sau tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec rất thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái và tâm lý tốt cho khách hàng, với đầy đủ trang thiết bị và phương tiện cấp cứu, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có kỹ năng cấp cứu phản vệ sẽ xử lý kịp thời theo đúng phác đồ nếu có xảy ra sự cố. Khách hàng cũng được đánh giá lại sức khỏe sau khi tiêm để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tiêm chủng cao nhất trước khi ra về.
  • Tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai 3 tháng là tốt để đảm bảo cơ thể có thời gian tạo kháng thể phòng bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic, CDC

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe