Hội chứng loét trực tràng đơn độc - P1

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hội chứng loét trực tràng đơn độc là một rối loạn hiếm gặp liên quan đến triệu chứng khó chịu khi đi vệ sinh, cảm giác đi ngoài không hết, và đôi khi có máu và chất nhầy qua trực tràng. Có thể là do thương tổn thiếu máu tại chỗ của niêm mạc đầu xa trực tràng Chẩn đoán dựa vào lâm sàng xác định bằng soi đại tràng sigma và sinh thiết.

Điều trị gồm điều chỉnh chế độ ăn với những bệnh nhẹ, phẫu thuật đôi khi cần thiết nếu nguyên nhân do sa trực tràng. Hội chứng loét trực tràng đơn độc là một rối loạn hiếm gặp xảy ra ở người bị táo bón mạn tính và chưa được hiểu rõ.

1. Đại tràng và trực tràng nằm ở đâu?

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn. Khung đại tràng gồm đại tràng phải (hay còn gọi là đại tràng lên) bắt đầu từ manh tràng nơi ruột non đổ vào ruột già. Liên tục với đại tràng ngang rồi đổ xuống đại tràng trái (hay còn gọi là đại tràng xuống), và cuối cùng là đại tràng xích-ma nối với trực tràng.

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn. Khung đại tràng gồm đại tràng phải (hay còn gọi là đại tràng lên) bắt đầu từ manh tràng nơi ruột non đổ vào ruột già. Liên tục với đại tràng ngang rồi đổ xuống đại tràng trái (hay còn gọi là đại tràng xuống), và cuối cùng là đại tràng xích-ma nối với trực tràng.

Đại tràng có chức năng chính là nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn và cùng với sự phân hủy bã thức ăn của các vi khuẩn thành phân. Giữ phân cho đến khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua hậu môn.

Trực tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, nối tiếp với hậu môn co chức năng giữ phân trước khi được tống xuất ra ngoài.

2.Vị trí của trực tràng


Vị trí của trực tràng
Vị trí của trực tràng

Trực tràng là một bộ phận nằm trong ổ bụng, nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Trực tràng là một đoạn ruột thẳng dài khoảng 11 - 15cm, đoạn đầu trực tràng có hình dạng giống chữ xích ma, đoạn cuối trực tràng giãn ra tạo thành bóng trực tràng. Khi nhìn nghiêng, trực tràng có hình dạng giống dấu chấm hỏi, nằm vòng quanh ruột non, uốn cong theo mặt trước của xương cụt.

Theo cấu tạo khung xương và hệ thống thần kinh, trực tràng nằm ở phía trước xương cùng. Vị trí trực tràng ở nam giới và nữ giới khác nhau do sự khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh dục:

  • Ở nam giới: vị trí trực tràng nằm ở sau bàng quang, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt. Trực tràng nối đến trung tâm đáy xương chậu.
  • Ở nữ giới: vị trí trực tràng nằm ở khu vực tử cung, âm đạo. Phía trước là cổ tử cung, thân tử cung, vòm âm đạo. Phía sau trực tràng là phần phúc mạc trực tràng gắn với thành sau âm đạo.

3. Hội chứng Loét trực tràng đơn độc là gì?

Hội chứng loét trực tràng đơn độc là một tình trạng xảy ra khi có một hoặc nhiều vết lở loét hở phát triển trong trực tràng. Trực tràng là một ống cơ kết nối với đoạn cuối của ruột già. Phân đi qua trực tràng ra khỏi cơ thể.

Hội chứng loét trực tràng đơn độc là một rối loạn hiếm và ít được biết đến, thường xảy ra ở những người bị Táo bón kinh niên. Hội chứng loét trực tràng đơn độc có thể gây chảy máu trực tràng và căng thẳng cho vận động của ruột. Mặc dù mang tên đơn độc, đôi khi có nhiều hơn một vết loét trực tràng xảy ra trong hội chứng loét trực tràng đơn độc.

Hội chứng loét trực tràng đơn độc phổ biến nhất liên quan đến một vết loét, nhưng đôi khi nhiều hơn một vết loét trực tràng có thể xảy ra hoặc nhiều khối tổn thương giống polyp có thể hình thành. Hội chứng loét trực tràng đơn độc là một rối loạn hiếm gặp và chưa được hiểu rõ mà xảy ra ở những người bị táo bón mãn tính.

4. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng loét trực tràng đơn độc?


Sa trực tràng là một trong những nguyên nhân gây hội chứng loét trực tràng đơn độc
Sa trực tràng là một trong những nguyên nhân gây hội chứng loét trực tràng đơn độc

Nguyên nhân gây ra hội chứng loét trực tràng đơn độc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các bác sĩ tin rằng căng thẳng hoặc chấn thương trực tràng có thể tạo nên viêm loét trực tràng.

Ví dụ về các tình huống có thể gây tổn thương trực tràng bao gồm:

  • Táo bón hoặc phân bị nén chặt
  • Nhu động ruột kém
  • Sa trực tràng, xảy ra khi trực tràng nhô ra khỏi hậu môn
  • Co thắt thiếu sự phối hợp của các cơ ở sàn khung chậu làm chậm lưu lượng máu đến trực tràng
  • Nỗ lực để loại bỏ phân bị nén chặt bằng tay
  • Lồng ruột, xảy ra khi một phần của ruột trượt bên trong một phần khác

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe